Cathay Pacific: Tiếp viên bị sa thải vì cáo buộc phân biệt đối xử với khách Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
26/05/2023 19:21:00

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố hãng hàng không này "coi thường người dân Trung Quốc đại lục".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Giám đốc điều hành của Cathay Pacific Ronald Lam đã xin lỗi về vụ việc

Tác giả, Derek Cai Vai trò, BBC News 25 tháng 5 2023

Hãng hàng không Cathay Pacific của Hong Kong đã sa thải ba tiếp viên sau khi có khiếu nại rằng họ phân biệt đối xử hành khách với tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính.

Vụ việc diễn ra sau khi một đoạn video ghi lại cảnh tiếp viên của hãng chế nhạo hành khách lan truyền trên mạng.

Cathay Pacific đã mở một cuộc điều tra nội bộ và lên tiếng xin lỗi vì đã khiến "mối quan ngại lan rộng".

Một hành khách đi từ Thành Đô đến Hong Kong cho biết các tiếp viên đã chế giễu những hành khách hỏi nhầm mượn “thảm” (carpet) thay vì “chăn đắp” (blanket) khi nói bằng tiếng Anh.

Trong đoạn ghi âm, có thể nghe thấy tiếng cười của một tiếp viên hàng không khi nói với các đồng nghiệp của mình: "Nếu không thể nói từ cái chăn (blanket) bằng tiếng Anh, mấy người không thể có nó…Thảm (carpet) ở trên sàn đó”.

Vụ việc đã gây ra nhiều chỉ trích trên mạng xã hội ở Trung Quốc, nhiều người dã kêu gọi tẩy chay Cathay Pacific.

Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu cũng cho biết vụ việc đã "làm tổn thương cảm xúc của các đồng bào ở Hong Kong và đại lục".

Giám đốc điều hành của Cathay Pacific, Ronald Lam đã xin lỗi về vụ việc và cho biết cá nhân ông sẽ chỉ đạo một đội ngũ đặc nhiệm để tiến hành đánh giá quy tắc ứng xử của hãng.

Chật vật để phục hồi

Cathay Pacific đang cố gắng thu lại lợi nhuận khi Hong Kong dỡ bỏ các hạn chế cuối cùng về đại dịch Covid còn sót lại.

Hãng hàng không hàng đầu này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt và đóng cửa biên giới, dẫn đến tình trạng cắt giảm nhiều việc làm vào năm 2020, thời điểm đại dịch đạt đỉnh.

Đó là lý do họ không thể tách rời Trung Quốc, Greg Waldron, biên tập viên phụ trách khu vực châu Á của trang tin tức về hàng không và vũ trụ FlightGlobal cho biết.

“Cathay phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, đây là thị trường trọng điểm của hãng bay đối với cả các chuyến du lịch nội địa đến Hong Kong, cũng như lưu lượng trung chuyển đến các điểm đến trong mạng lưới rộng lớn hơn của Cathay”, ông Waldron nói với BBC.

Trước Cathay, các thương hiệu lớn như H&M, Nike, Adidas và Puma đều đã phải hứng chịu những phản ứng dữ dội do truyền thông xã hội gây ra ở Trung Quốc về sự thiếu nhạy cảm về văn hóa hoặc tranh cãi chính trị.

“Bất kỳ ai xúc phạm người dân Trung Quốc nên chuẩn bị sẵn sàng để trả giá,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã phát biểu vào năm 2021 khi được hỏi về các công ty phương Tây bị tẩy chay sau khi bày tỏ lo ngại về các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở tỉnh Tân Cương.

Việt Nam lo lắng về lệnh cấm nhập khẩu vật liệu thô từ Tân Cương của Mỹ

Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong vào năm 2019


Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong vào năm 2019

Mối quan hệ ngoại giao giữa Hong Kong và Trung Quốc trở nên căng thẳng kể từ năm 2019, khi các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra nhằm phản đối dự luật dẫn độ do Bắc Kinh đề xuất, cho phép đưa các nghi phạm từ Hong Kong sang Trung Quốc để xét xử.

Để đối phó với các cuộc biểu tình, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia gây tranh cãi nhằm hình sự hóa tội lật đổ.

Bắc Kinh cho biết luật này là cần thiết để mang lại sự ổn định cho Hong Kong. Các nhà phê bình cho rằng luật này được thiết kế để đàn áp những người bất đồng chính kiến và làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong

Hơn 250 người đã bị bắt giữ kể từ khi luật này có hiệu lực, trong đó có tới 30 người bị kết án.

Carolyn Cartier, giáo sư nghiên cứu về châu Á tại Đại học Công nghệ Sydney, cho biết điển hình là các điểm nóng giữa Hong Kong và Trung Quốc xoay quanh ngôn ngữ và sự khác biệt trong niềm tin chính trị.

Giáo sư Cartier, người thường xuyên đến cả Trung Quốc và Hong Kong để làm việc, nói rằng tiếng Quảng Đông được coi là "biểu tượng của lòng trung thành với văn hóa Hong Kong".

"Hong Hong được coi là một trung tâm tài chính hào nhoáng, quyến rũ," bà nói với BBC.

"Không quan trọng việc ai đến từ Hong Kong hay ai đến từ Trung Quốc. Quan trọng là ai đủ hiểu biết để tìm hiểu về văn hóa và đủ hiểu biết về mặt quốc tế để có mặt ở đó".

Giới hoạt động lưu vong Hong Kong lo sợ khi căng thẳng TQ và Đài Loan dâng cao

Chia sẻ Facebook