Cặp vợ chồng là công nhân vệ sinh nửa thế kỷ đón giao thừa ngoài đường

Chia sẻ Facebook
25/01/2023 23:36:13

Đôi vợ chồng làm công nhân vệ sinh môi trường từ năm 1976. Kể từ đó đến nay, ông bà đã gác lại niềm vui đón Tết, sum vầy bên gia đình trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới để mang đến hè phố sạch đẹp cho mọi người.

Để có những con đường, hè phố sạch đẹp, không thể không nhắc tới công sức của những cô chú lao công. Đặc biệt trong dịp lễ, Tết, lượng rác thải sinh hoạt tăng cao hơn so với bình thường, công việc của họ càng vất vả hơn bao giờ hết, thậm chí vì lượng việc quá lớn nên có những người còn chẳng kịp trở về nhà để đón giao thừa cùng người thân.

Những người công nhân vệ sinh môi trường phải làm việc vô cùng vất vả. (Ảnh: Người Lao Động/Tài Nguyên Môi Trường)


Đôi vợ chồng gần 50 năm đón Tết trên hè phố

Báo Vietnamnet đưa tin, ông Tống Văn Thơm (75 tuổi, TP.HCM) và vợ Nguyễn Ngọc Đào (68 tuổi) đã dành gần nửa thế kỷ để gắn bó với nghề công nhân vệ sinh môi trường ở TP HCM. Cũng bằng ấy năm cả ông Thơm và bà Đào đều đón Tết trên hè phố, hẻm nhỏ.

Ông Thơm và vợ gắn bó với nghề từ năm 1976. (Ảnh: Vietnamnet)


Ông Thơm chia sẻ với báo Vietnamnet: “Nghề khác, Tết có thể nghỉ nhưng thu gom rác sinh hoạt thì không. Thậm chí, ngày Tết, chúng tôi phải làm việc gấp 3 lần ngày thường. Bởi thời điểm này, người dân chỉ ở nhà ăn Tết nên rác nhiều hơn”.

Mỗi năm, từ Tết dương lịch, ông bà đã phải chuẩn bị tinh thần đón Tết xa nhà. Ngày nào ông bà cũng chia nhau đi gom rác từng hẻm nhỏ. Vì không đủ sức khỏe, bà Đào đảm nhận nhiệm vụ gom rác trong hẻm rồi dùng xe nhỏ đẩy ra đường lớn. Ông Thơm sẽ phân loại, đưa rác lên thùng xe ba gác. Khi xe đầy, ông giao cho một người phụ việc chở đến xe ép rác đổ.

Khối lượng công việc của hai vợ chồng ông rất lớn. (Ảnh: Vietnamnet)

Số lượng rác thải quá nhiều, dù chỉ nhận thu gom trong phạm vi nhỏ nhưng vẫn vô cùng vất vả và tất bật xuyên đêm. Đó cũng chính là lý do hai vợ chồng ông bà không kịp về nhà đón giao thừa.


Bà Đào bộc bạch: “Tôi đi làm vào ban đêm và mấy chục năm qua chưa bao giờ biết đón giao thừa ở nhà. Đêm trước Tết, đi làm thấy người ta chơi pháo, đón giao thừa, quây quần bên gia đình, tôi tủi thân lắm cứ vừa đẩy xe vừa khóc. Không chỉ giao thừa, mấy chục năm nay, tôi cũng chưa bao giờ được về chúc Tết ba mẹ vào ngày đầu năm mới. Tết năm nào cũng vậy, sau khi đón giao thừa trên đường phố, chúng tôi trở về trong căn nhà vắng lặng, không hoa trái, không khí Tết”, báo Vietnamnet dẫn lời bà Đào.

Vì số lượng rác quá nhiều mà cả hai ông bà đã gần 50 năm đón Tết trên hè phố. (Ảnh: Vietnamnet)

Dù có chút tủi thân vì chẳng được hưởng trọn vẹn cái không khí của ngày Tết, bữa cơm sum vầy đêm 30 thế nhưng ông bà Thơm không hề lẻ loi. Ông bà cảm thấy được an ủi hơn rất nhiều khi nhận sự chia sẻ, vẫn có bánh mứt, hoa Tết từ người đi đường, từ các mạnh thường quân, những tấm lòng thiện nguyện.

Đặc biệt, 50 năm đón Tết trên hè phố cũng đã giúp đôi vợ chồng này có thêm những kinh nghiệm, được nhìn ngắm chiêm nghiệm cách chào xuân của những hộ gia đình tại các con hẻm nơi mình đến gom rác. Nơi đó, ông bà đã bắt gặp biết bao cảnh tượng xúc động của những gia đình nghèo cùng chia nhau gói kẹo, đòn bánh tét, nồi thịt kho…

Ông Thơm vẫn vui vì được góp sức mình giúp thành phố sạch đẹp. (Ảnh: Vietnamnet)


Ông Thơm nói làm nghề này cực lắm, phải yêu nghề tha thiết và hy sinh niềm vui của bản thân mới có thể gắn bó với nó lâu đến như vậy. Ông Thơm cười hiền tâm sự với báo Vietnamnet: “Khi tiếng pháo hoa rền vang, sáng một góc trời, chúng tôi chỉ có thể tạm dừng tay, nhìn lên trời, ước những điều tốt đẹp. Vào những dịp như vậy, chúng tôi có buồn nhưng rồi lại vui ngay. Bởi, chúng tôi biết cái nghề của mình rất đẹp. Chúng tôi gác lại niềm vui của mình để giữ gìn đường phố sạch sẽ, gọn gàng cho nhiều người khác. Đó là niềm vui, niềm an ủi của vợ chồng tôi”.

Cặp vợ chồng hơn 20 năm không được đón giao thừa cùng gia đình

Cũng mang những nỗi niềm và sự yêu nghề, mong muốn đường phố sạch đẹp, gọn gàng mà vợ chồng cô Sơn – chú Thịnh đã hơn 20 cái Tết chẳng thể về sum vầy cùng gia đình.

Cô Sơn đã làm lao công hơn 20 năm. (Ảnh: Zing News)

Zing News viết, vợ chồng cô Hà Thị Sơn (53 tuổi) và chú Phan Văn Thịnh (54 tuổi) gắn bó với nghề lao công ở TP.HCM đã hơn 20 năm nay. Mỗi ngày cô chú bắt đầu lúc 14h30 và kết thúc vào 2h30 sáng hôm sau. Dù là ngày bình thường hay dịp Tết, giờ làm việc vẫn không có gì thay đổi.

Chú Thịnh và vợ làm khác tổ nên đằng đằng nhiều năm chẳng thể cùng vợ đón giao thừa. (Ảnh: Zing News)

Hai vợ chồng cô Sơn chú Thịnh còn làm việc khác tổ nên cũng từng ấy năm họ chẳng thể đón giao thừa cùng nhau. Tuy vất vả nhưng cô Sơn và chồng vẫn hài lòng với công việc hiện tại. Dù vất vả và sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải tới sức khỏe thế nhưng nghĩ đến quang cảnh thành phố sạch đẹp là tất cả mọi mệt nhọc, khó khăn đều tan biến.

Cô Sơn có những bữa ăn vội khi nghỉ giải lao. (Ảnh: Zing News)

Có thể nói, những cô chú lao công đã bền bỉ, thầm lặng hy sinh để góp phần xây dựng đường phố ở TP.HCM luôn sạch, xanh, đẹp, trở thành thành phố đáng sống.


Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.

Tết nhất có cái filter chơi tiên tri xem 2023 mình như nào nha:

Tên filter này là Phúc Lộc Thọ, cứ làm theo các bước như sau để nhanh chóng bắt trend ngày Tết thôi nào:

- Bước 1: Nhấn link này để mở effect:

https://www.facebook.com/fbcameraeffects/tryit/560329745968706/

- Bước 2: Nhấn vào khung "Phuoc Loc Tho by YAN Talents"

- Bước 3: Chọn "Save Effect" (lưu hiệu ứng)

- Bước 4: Vào trang cá nhân, chọn Create Reel (tạo thước phim)

- Bước 5: Quay video chơi filter và đăng lên Reels, kèm hashtag #ReelsYourTet  (mọi người nhớ để đúng hashtag - đặc biệt là chữ Reels nha)

Chia sẻ Facebook