Cáp biển APG gặp sự cố, nhà mạng làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng tới người dùng?

Chia sẻ Facebook
18/04/2022 18:49:44

Xác nhận thông tin cáp APG gặp sự cố vào ngày 15/4, các nhà mạng VNPT, Viettel, CMC, FPT đều triển khai phương án chuyển lưu lượng quốc tế sang các hướng cáp khác để bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.


Thông tin từ các nhà mạng VNPT, Viettel cho hay, vào trưa ngày 15/4, cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) đã gặp sự cố trên phân đoạn S1.7 cách trạm cập bờ Singapore của tuyến cáp khoảng 910 km. Nguyên nhân sơ bộ được đơn vị quản lý tuyến cáp biển APG xác định là do đứt sợi trên phân đoạn S1.7.

Sự cố mới xảy ra với tuyến cáp biển APG đã gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến cáp.

Do đã quen ứng phó với tình huống cáp biển gặp sự cố nên lần này các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cũng nhanh chóng triển khai phương án nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới người dùng dịch vụ.

Cụ thể, đại diện Viettel cho biết, nhà mạng luôn quy hoạch, định tuyến, phân bổ dung lượng trên các tuyến cáp kết nối đi quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cung cấp cho khách hàng.

Sự cố mất dung lượng trên tuyến cáp APG nằm trong kịch bản dự phòng của Viettel. Khi xảy ra sự cố, lưu lượng đã được định tuyến tự động, tối ưu, chia tải vào giờ cao điểm qua các tuyến cáp biển khác như TGN-IA; AAE-1, AAG và cáp đất liền kết nối đi quốc tế. Vì thế, sự cố APG gặp phải lần này chưa ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách hàng dùng mạng Viettel.

Đơn vị quản lý tuyến cáp hiện chưa thông tin đến các nhà mạng về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra ngày 15/4 trên nhánh S1.7 của tuyến cáp APG. (Ảnh minh họa: Internet).

Cũng để giảm thiểu ảnh hưởng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới các khách hàng, VNPT đã có phương án chuyển lưu lượng quốc tế sang hướng cáp khác. Tương tự, ngay sau khi sự cố xảy ra, CMC Telecom đã chuyển lưu lượng sang các tuyến cáp quang biển AAE-1, AAG và các tuyến cáp đất liền.

Đại diện các nhà mạng cho hay sẽ tiếp tục phối hợp làm việc với Ban quản trị, vận hành tuyến cáp biển APG để có thông tin cập nhật liên tục về kế hoạch sửa chữa sự cố trên nhánh S1.7 của tuyến cáp.

Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, tuyến cáp quang biển quốc tế APG có chiều dài khoảng 10.400 km, APG được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Tuyến cáp có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cáp biển APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Trong năm ngoái, tuyến cáp quang biển APG đã 4 lần gặp sự cố. Trong lần thứ tư vào tháng 12/2021, cáp APG gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc). Ngày 14/1/2022, sự cố trên nhánh S1.5 của cáp APG kết nối đi Nhật đã được sửa xong. Và đến ngày 27/2/2022, sau gần 3 tháng gián đoạn dịch vụ, tuyến cáp biển APG đã được sửa xong, khôi phục hoạt động bình thường.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Ứng dụng PC-Covid đã bổ sung tính năng “Hộ chiếu vắc xin”

icon 0

Hiện tại, sau khi người dùng cập nhật phiên bản mới của ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid, những người đã được Bộ Y tế cấp “Hộ chiếu vắc xin” sẽ có thông tin kèm mã QR hộ chiếu hiển thị trên ứng dụng.

Do Kwon, người hồi sinh thế giới crypto với kế hoạch dùng 10 tỷ USD mua Bitcoinicon0Với kế hoạch của mình, Do Kwon đã làm cả thế giới tiền mã hóa dậy sóng sau nhiều tháng trầm lắng.

Chân dung người con nuôi thừa kế toàn bộ đế chế LG trị giá hàng trăm tỷ USD: Combo 'chuẩn con nhà người ta', phá vỡ quy tắc để kết hôn với 'thường dân'

icon 0

Đế chế LG trăm tỷ đô được trao vào tay Koo Kwang-mo - con trai nuôi của Chủ tịch quá cố.

Elon Musk hỏi giá mua lại tạp chí New Scientist ngay trên Twittericon0CEO và nhân viên của New Scientist đã rất bất ngờ khi nhận được lời đề nghị mua lại của tỷ phú ngay trên Twitter.

Mỹ điều tra TikTok vì để lọt nội dung nguy hiểm cho trẻ emicon0Nội dung liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em được trao đổi qua TikTok là vấn đề bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra.

Quyết định mạo hiểm của Apple đã mang về trái ngọticon0Quyết định dồn lực để thiết kế chip M1 đã mang về thắng lợi cho Apple trong bối cảnh ngành bán dẫn gặp khủng hoảng nguồn cung.

Chủ tịch VDI Nguyễn Đình Thắng: “Mọi người cứ nói đến blockchain là nói đến tiền ảo, mà tiền ảo là lừa đảo, thì ai cũng ngại”

icon 0

Blockchain trở thành vấn đề hot, ai cũng nói, bàn luận, tìm hiểu. Song ở Việt Nam, vì thị trường còn nhiều vướng mắc về pháp lý và nhận thức của cộng đồng về Blockchain chưa cao nên chưa có nhiều doanh nghiệp Blockchain thành công như Axie Infinity.

Người Việt bán hàng trên thương mại điện tử tăng, nhưng kiến thức kinh doanh vẫn hạn chếicon0Số lượng nhà bán hàng mới liên tục tăng trên thương mại điện tử nhưng việc trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng còn hạn chế.

Yên Bái ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tỉnhicon0Bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tỉnh Yên Bái gồm 23 chỉ tiêu về Chính quyền số, 6 chỉ tiêu kinh tế số và 11 chỉ tiêu về xã hội số.

5 địa phương sẽ thí điểm dùng nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu

icon 0

Dự kiến đến tháng 6, phiên bản dùng thử của nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu sẽ được hoàn thành, cung cấp cho các đơn vị thuộc Bộ TT&TT và 5 Sở TT&TT có nhu cầu khai thác, sử dụng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook