Cannae: Trận đánh kinh điển giữa quân La Mã và quân Carthage

Chia sẻ Facebook
16/09/2022 06:58:45

Trận Cannae diễn ra vào cuộc chiến tranh lớn lần thứ 2 giữa đế chế La Mã và đế chế Carthage, được xem là trận đánh kinh điển trong lịch sử...

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Năm 275 TCN, đế quốc La Mã chinh phục toàn bộ bán đảo Ý, còn Carthage là một quốc gia hùng mạnh, lúc đó đang kiểm soát toàn bộ Địa Trung Hải. Những cuộc chiến nhằm tranh giành ảnh hưởng diễn ra giữa hai đế chế, kéo dài suốt hơn 1 thế kỷ với 3 lần xảy ra chiến tranh lớn. Trận Cannae kinh điển diễn ra vào cuộc chiến tranh lớn lần thứ 2.

Cái chết của tướng La Mã Paullus trong trận Cannae. (Tranh: John Trumbull, Wikipedia, Public Domain)

Đối đầu bên bờ sông Offertus

Năm 216 TCN, tổng tư lệnh của Carthage là Hannibal chỉ huy 50 ngàn quân, trong đó có 40 ngàn bộ binh và 10 ngàn kỵ binh, tấn công vào La Mã. Quân Carthage liên tiếp giành chiến thắng và chiếm được Cannae thuộc miền Nam nước Ý.

Đối với đế chế La Mã, Cannae có vị trí hết sức quan trọng bởi đây là nơi cung cấp hậu cần cho quân La Mã. Quan chấp chính mới nhận chức là Paullus đích thân chỉ huy 80 ngàn bộ binh và 6 ngàn kỵ binh tiến đến Cannae. Quân đội 2 bên gặp nhau ở bờ sông Offertus, báo hiệu một cuộc quyết chiến sắp xảy ra.

Bày binh bố trận

Quân La Mã quyết định kế hoạch cần đột phá trung tâm để làm chủ trận đánh, cách bài xếp của họ cũng nhằm đạt được điều này. Bộ binh xếp thành 48 hàng, phía trước trang bị vũ khí hạng nhẹ, ở giữa trang bị vũ khí hạng nặng, kỵ binh yểm hộ ở hai bên.

Về phía Carthage, dù chỉ có 50 ngàn quân chống lại 86 ngàn quân Hy Lạp, nhưng tổng tư lệnh Hannibal lại bày trận theo hình trăng khuyết, phía trước lồi, các binh sĩ yếu hơn ở phía trước, kỵ binh ở hai bên. Kiểu bày binh của Hannibal là trước đó chưa từng có, bởi với binh lực theo kiểu hình trăng khuyết này, nếu chỉ cứ thế tiến lên thì sẽ bị quân Hy Lạp có số lượng nhiều hơn diệt gọn từng phần.

Quân La Mã tập trung quân tinh nhuệ ở ngay trung tâm nhằm quyết định thế trận. Quân Carthage lại tập trung bộ binh tinh nhuệ ở hai cánh.

Trận Cannae diễn ra ở điểm khoanh tròn thứ 3 từ trái sang. (Tranh: Rungbachduong, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Để đảm bảo chiến thắng, Hannibal còn tìm hiểu cả khí hậu để biết thời điểm có gió đông nam thổi, vì gió đông nam mang theo cát bụi sẽ khiến quân La Mã khó quan sát. Hơn nữa nếu chọn đúng thời điểm thì quân La Mã sẽ bị ánh mặt trời làm giới hạn tầm nhìn.

Trận Cannae

Sau khi quân đội hai bên va chạm, kỵ binh cánh trái của Carthage dần vượt lên trước, tấn công kỵ binh cánh phải của quân Hy Lạp và đánh bại đội kỵ binh này. Sau đó, đội kỵ binh này vòng sang bên cánh trái của quân Hy Lạp để vây ép quân số kỵ binh còn lại của Hy Lạp. Kỵ binh cánh phải của Carthage không đẩy lui kỵ binh cánh trái của La Mã mà chỉ khiến đội kỵ binh này không thể tấn công được. Sau đó phối hợp với kỵ binh Carthage từ cánh trái sang.

Bộ binh Carthage tấn công theo hình vầng trăng khuyết, phía trước lồi. Nhưng hai cánh ngoài cùng Hannibal dừng lại không tiến tiếp tham gia trận đánh mà chờ đợi.

(Tranh: Rungbachduong, Wikipedia, Public Domain)

Phần trung tâm của La Mã giữ ưu thế và đẩy lui quân Carthage, trong khi đó ở hai cánh thì quân La Mã dần bị chặn lại. Đội hình bán nguyệt của Carthage chuyển từ lồi thành thành lõm. Lúc này gió đông nam bắt đầu thổi, ảnh hưởng tầm nhìn cũng như khả năng quan sát của quân La Mã.

Hannibal chỉ huy ở phía giữa quân Carthage, lệnh cho quân lùi dần. Quân La Mã thấy bộ binh ở giữa có thể đẩy lui được quân Carthage nên điều thêm quân từ 2 cánh đến hỗ trợ phía trung tâm.

Bộ binh phía giữa Carthage tiếp tục thuận thế mà lui, hình thành thế trận trăng lõm, bao vây quân La Mã. Lúc này kỵ binh La Mã bị ép rối loạn, kỵ binh Carthage đã có thể rảnh tay, chuẩn bị tập hậu bộ binh La Mã.

Lúc này cũng là thời điểm giữ trưa, gió đông nam thổi mạnh mang theo cát bụi thổi vào mặt quân La Mã khiến đội quân này càng khó quan sát.

Bộ binh Carthage tinh nhuệ đợi sẵn ở 2 cánh đánh vào, cùng với kỵ binh Carthage vây kín quân La Mã.

(Tranh: Rungbachduong, Wikipedia, Public Domain)

Quân La Mã với những chiến binh tinh nhuệ nổi tiếng thiện chiến bị vây cả 4 mặt. Các chỉ huy cố gắng thúc quân chống lại nhưng vô vọng. Bộ binh La Mã dần dần bị tiêu diệt trong vòng vây.

Trở thành chiến thuật kinh điển

Theo ghi chép từ lịch sử thì quân La Mã có hơn 86 ngàn quân, nhưng sau trận Cannae chỉ có 14 ngàn quân thoát chết chạy đến thành phố Canusium gấn đấy, 4 ngàn quân bị bắt làm tù binh, như vậy có đến 68 ngàn quân La Mã bị tiêu diệt, trong đó có cả quan chấp chính chỉ huy Paullus. Về phía Carthage cũng bị mất 6 ngàn quân.

Đây là trận đánh điển hình về cách sử dụng binh lực ít hơn để bao vây đối phương ngay trong chiến trận, một điều hiếm có trong lịch sử quân sự thế giới. Quân Carthage với cách bài trí đội hình tài tình, đã làm cho quân số đông hơn của La Mã không phát huy được hiệu quả. Khi quân La Mã bị bao vây, thì số lượng binh lính La Mã trực tiếp giáp mặt với binh lính Carthage trở nên ít đi nhiều. Sự chật chội bên trong vòng vây cũng vô hiệu hóa đội quân La Mã tinh nhuệ.

Trận Cannae được xem là thất bại nặng nề nhất của đế quốc La Mã, và là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

Chiến thuật của Hannibal được xem là kinh điển và là thắng lợi đầu tiên của chiến thuật gọng kìm được ghi chép lại chi tiết trong sử sách phương Tây. Sử gia Theodore Ayrault Dodge đã viết rằng:

“Có ít trận đánh trong thời cổ đại được đánh giá cao hơn trận Cannae. Trận đánh này cho thấy tất cả ưu việt của quân đội Hannibal. Cái cách mà bộ binh lạc hậu người Iberia và Gaule dàn quân tạo thành thế trận bậc thang đầu tiên được tổ chức tại đây rồi sau đó lùi dần tạo thành thế trận đảo ngược… đơn giản là một kiệt tác về chiến thuật chiến trường. Việc tấn công vào đúng thời điểm của bộ binh châu Phi và việc nó bao vây lấy hai cánh của đám đông quân La Mã hỗn loạn, là trên cả tuyệt vời. Cả trận đánh, đứng từ góc nhìn của người Carthage, là một tác phẩm nghệ thuật ít có trường hợp nào sánh bằng trong lịch sử chiến tranh”.


Hannibal được đánh giá là vị tướng thiên tài trong lịch sử thế giới, nhiều vị tướng sau này đều học hỏi chiến thuật của ông. Sử gia Theodore Ayrault Dodge từng gọi Hannibal là “cha đẻ của chiến thuật”.


Trần Hưng


Mời nghe radio :

Chia sẻ Facebook