Cảnh sát Trung Quốc thức tỉnh: Chống ĐCSTQ không phạm pháp

Chia sẻ Facebook
13/01/2023 14:05:21

Theo câu chuyện của một thanh niên Trung Quốc kể trên Twitter, cảnh sát Trung Quốc đã nói với anh rằng “chống cộng là không phạm pháp”.

Theo thông tin từ Twitter, một thanh niên Trung Quốc Đại Lục bị tố cáo sử dụng Twitter để đăng những nhận xét chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuy nhiên cảnh sát Trung Quốc nói thẳng rằng “Chống cộng là không phạm pháp”.

Môt nhóm sinh viên Đại học Thanh Hoa giơ cao các tờ giấy trắng để phản đối chính sách phong tỏa của chính quyền. Hình ảnh được đăng tải trong video trên Youtube ngày 27/11. (Ảnh chụp màn hình/ 吃瓜锋叔/Youtube)


“Phong trào giấy trắng” năm 2023 ở Trung Quốc Đại Lục đã dẫn đến những lời kêu gọi như “Đảng Cộng sản, hãy từ chức” và “Đả đảo Đảng Cộng sản tại cả trong và ngoài nước, đồng thời cũng khiến cảnh sát Đại Lục thức tỉnh.

Cảnh sát Đại Lục thức tỉnh: Chống ĐCSTQ không phạm pháp


Ngày 11/1, tài khoản twitter “Miegonghero” tweet rằng anh và bạn gái của mình đã vào đồn cảnh sát do tranh chấp tình cảm. Bạn gái của anh ấy đã trực tiếp báo cảnh sát vì bị kích động tình cảm.


“Cô ấy nói rằng tôi đã sử dụng các công cụ như Twitter, YouTube, và nhiều lần xúc phạm ** (ĐCSTQ) là học sinh tiểu học (vô tri)”.


Chàng thanh niên này nói thẳng với cảnh sát rằng nền kinh tế quốc gia hiện đang hỗn loạn, và người dân đang rất khó khăn. Sau đó, “Cảnh sát chỉ nói rằng chống cộng (ĐCSTQ) không phải là bất hợp pháp.” Họ cũng không kiểm tra điện thoại di động của anh, sau khi hòa giải xong thì thả cặp đôi này.


这是个段子还是真的❓❓❓ pic.twitter.com/ySaIfwcX9Y

— Miegonghero (@miegonghero) January 11, 2023


3 năm cực lực ngăn chặn dịch bệnh của ĐCSTQ đã mang đến sự hỗn loạn, khiến người dân oán thán. Vụ hỏa hoạn ở Urumqi, Tân Cương đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình của người dân và sinh viên ở nhiều nơi tại Đại Lục, đồng thời khơi mào cho “Phong trào Giấy trắng”. Họ hét lên “Đảng Cộng sản, hãy hạ đài.”

Mời xem thêm các bài về biểu tình ở Trung Quốc tại đây .


Một video cho thấy ngày 26/11/2022, người dân ở Thượng Hải đã tập trung trên Đường Trung lộ Urumqi, và hô vang ” Đảng Cộng sản, hãy hạ đài” và “Tập Cận Bình, hãy từ chức!”


( Nội dung tweet: “Toàn cảnh 4 người hô to “Tập Cận Bình, hãy từ chức!” và “Đảng Cộng sản, hãy hạ đài!” trên đường Trung lộ Urumqi, Thượng Hải.” )


Theo Human Rights Defender , ngày 6/1/2023, ông Ngô Kế Tân, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, đã đến Tập đoàn khai thác Từ Châu (Xuzhou Coal Mining Group) tìm lãnh đạo mỏ than Bàng Trang để khiếu nại và muốn lấy lại tài sản của mình.


Sau khi bị nhân viên an ninh chặn lại với lý do tập đoàn đang họp, ông Ngô Kế Tân đã hét lên “Đả đảo Đảng Cộng sản” . Sau đó tập đoàn này đã báo cảnh sát.

Cảnh sát đến hiện trường và biết rằng Tập đoàn khai thác Từ Châu đã xâm phạm quyền lợi của ông Ngô Kế Tân trước, khiến ông ấy kêu gọi lật đổ ĐCSTQ. Họ cho rằng chuyện này cũng hợp tình hợp lý nên bỏ đi.


Theo ông Ngô Kế Tân, ông còn hét lên “Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc” vài lần nữa, nhưng cảnh sát cũng không làm khó ông.


( Nội dung tweet: “Vì đòi lại bất động sản, nhà bảo vệ nhân quyền Ngô Kế Tân đã đến hiện trường và hét lên ‘Đả đảo Đảng Cộng sản”. Cảnh sát chỉ đến xác minh thông tin rồi rời đi.”)


Ngoài ra, một thanh niên khác sinh sau năm 1990 đã công khai xúc phạm ĐCSTQ. Trong một video do tài khoản twitter “Vận Mai” đăng vào ngày 22/11/2022, một thanh niên nói: “Tôi yêu tổ quốc của tôi, nhưng tôi không yêu đảng cầm quyền của đất nước mình. Tôi đang nói đến ĐCSTQ, hãy nhìn xem người dân đang sống như thế nào! Trong tâm bạn có biết không?”


一个90后公开骂共产党 pic.twitter.com/gK9hYclDxg

— 韵梅 (@ynmi21809335) November 22, 2022


“Phong trào Giấy trắng” lan rộng khắp Trung Quốc Đại Lục dẫn đến những lời kêu gọi “Đảng Cộng sản (Trung Quốc), hãy hạ đài” và “Đả đảo Đảng Cộng sản (Trung Quốc)” ở nhiều nơi trên thế giới.


Hơn chục thành phố lớn tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á đã phát động các cuộc biểu tình ủng hộ “Phong trào Giấy trắng” ở Đại Lục, trong đó lực lượng chính là du học sinh Trung Quốc.

美国,San Jose。


— Anonymous (@AnonyOpchina) December 3, 2022


( Nội dung tweet: “San Jose, Hoa Kỳ. Hàng ngàn Hoa kiều và du học sinh đã tụ tập, biểu tình để phản đối sự tàn ác của ĐCSTQ, và ủng hộ các hành động phản kháng của người dân ở Trung Quốc Đại Lục. Họ hô vang: “Đả đảo Tập Cận Bình! Đả đảo Đảng cộng sản (Trung Quốc)!”)

Ông Trần Quang Thành: Không cần đợi thêm 30 năm nữa ĐCSTQ mới sụp đổ


Ông Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ, nói với Vision Times rằng Phong trào Giấy trắng nổ ra tại nhiều thành phố ở Đại Lục chứng minh rõ ràng rằng người dân cả nước đã phải cùng nhau gánh chịu nỗi thống khổ suốt một thời gian dài.


Họ hô vang khẩu hiệu “Đảng cộng sản, hãy hạ đài, Tập Cận Bình, hãy từ chức” cho thấy những hành động ngang ngược của ĐCSTQ đã khiến người dân chán ghét suốt một thời gian dài. Họ hiểu rất rõ về gốc rễ của các vấn đề của Trung Quốc.

Thông thường trên Internet, ĐCSTQ vẫn luôn tô vẽ cảnh thái bình, thịnh vượng, nhưng chúng không đại diện cho dân ý thực sự của người Trung Quốc. Những vấn đề này xảy ra tại Trung Quốc là do chế độ độc tài của ĐCSTQ gây ra. Vụ hỏa hoạn tại thành phố Urumqi, Tân Cương chỉ là một giọt nước tràn ly, để người dân bày tỏ sự tức giận trong lòng họ.


Một người hét lên “Đảng cộng sản, hãy hạ đài”, và mọi người lặp lại. Điều này cho thấy người dân Trung Quốc đã thực sự đạt được sự đồng thuận về nhận thức đối với ĐCSTQ ở một khía cạnh nào đó.


“Đảng cộng sản, hãy hạ đài” chỉ là mong muốn, và “Đả đảo ĐCSTQ” nghĩa là sẽ có nhiều người có xu hướng hành động hơn.

Ông Trần Quang Thành nói khi nhân dân không sợ chết, thì sao có thể lấy cái chết để de dọa họ? ĐCSTQ đã coi nhân dân là kẻ thù, sau này nhất định sẽ tăng cường đề phòng gấp bội. Mọi người cần hiểu rõ rằng chỉ biểu tình trên đường phố chắc chắn là không đủ. Những phong trào tương tự sẽ xảy ra trong tương lai với tần suất cao hơn nhiều, và sự kết thúc của ĐCSTQ có lẽ không cần đợi thêm 30 năm nữa.


Lý Mộc Tử, Vision Times

Chuyên gia về Trung Quốc: Thay đổi triều đại luôn do thiểu số người khởi xướng Thay đổi chính sách phòng dịch ở Trung Quốc là do sự thay đổi về chính trị của Trung Quốc, đây là quyết định chính trị.

Chia sẻ Facebook