'Cánh cửa địa ngục' ngày càng phát triển, không gì có thể ngăn cản
Miệng núi lửa được mệnh danh là cánh cửa địa ngục ở Siberia đang ngày càng mở rộng hơn, không có gì ngăn cản được.
Miệng núi lửa Batagaika, nơi được mệnh danh là 'cánh cửa địa ngục' trên thế giới tọa lạc ở Siberia. Theo số đo từ những năm 1980, miệng hố có chiều dài khoảng 1 km và sâu 86 mét.
Miệng hố để lộ những lớp đất có tuổi đời từ 120.000 đến 200.000 năm. Theo xác định niên đại, lớp đất già nhất có tuổi đời lên tới 650.000 năm.
Khu vực Siberia là nơi có rất nhiều hố sụt khổng lồ, hình thành từ sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu phía dưới lòng đất. Trong số đó, Batagaika được xem là một trong những miệng hố tử thần lớn nhất thế giới. Những người Yakut cư trú trong khu vực tin rằng miệng núi lửa là lối đi dẫn đến địa ngục.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đang lo ngại về sự phát triển, mở rộng không ngừng của miệng hố trong những năm qua. Ước tính, nó phát triển khoảng 20 đến 30 mét mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với trước đây, đây là một tốc độ đáng báo động.
Các cuộc điều tra sau nhiều năm phát hiện rằng miệng hố vẫn sẽ tiếp tục mở rộng, không có dấu hiệu dừng lại hay điều gì đó sẽ ngăn cản sự mở rộng.
Bí ẩn xoay quanh hố tử thần khiến người Yakutia tin rằng hố càng ngày càng lớn là do ảnh hưởng từ những hoạt động từ 'thế giới ngầm' trong lòng đất.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến miệng hố ngày càng mở rộng là lớp băng vĩnh cửu bên trong đang tan chảy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Được biết, vùng đất tại khu vực này vốn bị đóng băng vĩnh viễn trong Kỷ băng hà, khoảng 2,58 triệu năm trước. Nhưng nó đã dẫn lộ ra dưới ánh sáng mặt trời vào những năm 1960 khi rừng bị chặt phá.
Băng trong đất bắt đầu tan ra, mặt đất bị sụt và lún xuống. Khi Trái Đất tiếp tục nóng hơn, nhiều diện tích bề mặt tiếp cận nhiệt độ cao hơn và băng sâu bên trong bắt đầu tan chảy. Sự nóng lên toàn cầu khiến miệng hố tiếp tục mở rộng, ước tính với tốc độ ngày một tăng, đến khi nhấn chìm mọi thứ xung quanh.
Nhiều người dân địa phương sống cách xa khu vực nhưng đã nghe thấy những tiếng nổ đáng lo ngại phát ra từ khu vực này.
Nghiên cứu miệng núi lửa Batagaika sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thế giới cổ sinh chìm sâu dưới lớp băng hàng trăm nghìn năm trước.
Một cuộc thám hiểm vào năm 2018 của các nhà khoa học làm việc tại Đại học tổng hợp liên bang miền đông bắc và Đại học Kindai ở Nhật Bản đã tìm thấy xác con ngựa con được bảo quản khá nguyên vẹn.
Con ngựa con khoảng 42.000 năm tuổi, lông và các cơ quan nội tạng còn nguyên vẹn vì nằm sâu trong lớp băng vĩnh viễn. Các nhà khoa học thậm chí đã có thể trích xuất máu lỏng từ xác con ngựa.
Hoàng Dung (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng
icon 0
Chính vì quá đau lòng trước cái chết của đứa con nhỏ mà con voi mẹ đã ôm cái xác suốt nhiều ngày và đi một quãng đường dài băng rừng.
XEM THÊM BÀI VIẾT