Căng thẳng ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn như thế nào?
Một số người thường ăn nhiều hoặc ít hơn so với mức bình thường để “nuốt chửng” cơn áp lực.
Các chuyên gia đưa ra nhận định rằng sức khỏe tinh thần và thói quen ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay, số lượng lớn người đang gặp phải tình trạng chán ăn trong nhiều ngày vì stress, áp lực từ cuộc sống.
Căng thẳng là một trạng thái tâm sinh lý mạnh mẽ. Trên thực tế, nó có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất của con người. Đặc biệt, stress còn làm tăng khả năng khiến bạn mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Và bạn sẽ không có gì ngạc nhiên khi nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Bởi vì não bộ và đường ruột của chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, áp lực sẽ tác động lớn đến cảm giác thèm ăn và làm đảo lộn thói quen ăn uống hàng ngày của mỗi người.
Căng thẳng có 2 loại cơ bản chính: cấp tính và mãn tính. Căng thẳng cấp tính là phản ứng gây căng thẳng đột ngột và bất ngờ. Trong khi đó, mãn tính có thể ít dữ dội hơn, nhưng mà nó kéo dài lâu. Điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được hai trường hợp này, vì chúng có tác động đến quá trình ăn uống khác nhau.
Nếu bạn bị căng thẳng cấp tính, thì hầu hết hàm lượng thức ăn cơ thể nhận được giảm đi đáng kể. Đây là kết quả của phản ứng nội tiết tố, dẫn đến trạng thái gián đoạn tạm thời cảm giác thèm ăn. Mặt khác, căng thẳng mãn tính sẽ khiến nồng độ cortisol trong cơ thể tăng lên. Thật bất ngờ, điều đó khiến bạn thèm ăn và ăn uống nhiều hơn bình thường.