Càng đến gần ngưỡng U50, càng LƯỜI làm 4 điều, vận may tự nhiên sẽ đến, cuộc sống bình lặng ít thị phi

Chia sẻ Facebook
21/04/2022 01:09:47

Hạnh phúc hậu vận của một người là do chính bản thân kiếm được và tích lũy qua thời gian. Người có kinh nghiệm sống sẽ biết, càng “lười” làm 4 điều này thì mới nhẹ gánh sầu lo, hạn chế thị phi phiền não.

Đến ngưỡng U50, khi bạn đã đủ trải đời để biết rõ thứ mình cần, biết quản lý mọi việc xung quanh thì mới có thể an nhàn tuổi già.

Hãy LƯỜI làm 4 điều sau, vận may sẽ tự nhiên đến.

[01] Lười suy tính chuyện tiền bạc

Tiền bạc là vật ngoài thân, đặc biệt là khi đến tuổi trung niên, dù có cố giữ lấy thì đến cuối cùng cũng chỉ như mây khói, chẳng thể mang theo ở giây phút cuối cùng.

Có không ít người làm việc quá sức, gồng gánh áp lực kinh tế suốt cả nửa đời, chỉ mong cầu quãng đời tuổi già được thư thả nhiều hơn. Nhưng càng bước gần về tuổi trung niên, không phải ai cũng biết “đủ” để dừng lại. Ngược lại, họ càng vội vã hơn trên con đường công danh, sự nghiệp và tài lộc.

Không ít trường hợp đã vắt kiệt sức lực, tuổi già phải trôi qua trong bệnh tật, ốm yếu. Chuyện như vậy không còn là hiếm trong những năm gần đây. Tuy vậy, hầu hết mọi người vẫn chỉ coi đó là sự ngoài ý muốn, thở dài một cái rồi thôi.

Sống ở đời, ai chưa có nhà có xe thì phải tiếp tục phấn đấu. Ai đã có rồi thì lại muốn có nhiều hơn. Sau khi lo đủ cho phần đời bản thân thì họ lại muốn lo thêm cho con cái. Do đó, kiếm tiền không bao giờ là đủ.

Nhưng sức khỏe lại không đủ. Tăng ca, thức đêm, áp lực, căng thẳng trở thành điều thường nhật.

Khi đó, nhiều người đã quên mất mục tiêu ban đầu khi theo đuổi tiền bạc chính là hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, thoải mái hơn. Nếu cơ thể không cho phép, có nhiều tiền hơn nữa cũng chẳng hưởng thụ được gì.

Do đó, bước vào tuổi trung niên, hãy bớt đặt nặng chuyện tiền bạc mà quan tâm, chăm sóc cho cơ thể nhiều hơn. Có như vậy, cuộc sống mới thêm lâu dài, bền vững.

Ảnh minh họa. Nguồn: @weandthecolor

[02] Lười “đưa chuyện”

Nói năng thận trọng, có chừng mực là nhân tố hàng đầu để bạn sống một cuộc đời bớt thị phi.

Có câu: “Nói dài, nói dai, thành ra nói dại”. Người nào nói quá nhiều nhất định sẽ mắc sai lầm. Nếu nói năng ác ý, độc địa thì càng dễ rước họa vào thân.

Con người càng lớn tuổi thì càng bản lĩnh, càng phải biết cách kiểm soát bản thân. Trong đó, kiểm soát được ngôn từ và lời nói của bản thân là vô cùng quan trọng.

Một người khôn ngoan biết cách ít nói, nhưng hay cười, thường xuyên lắng nghe người khác. Có như vậy, môi trường xung quanh hài hòa hơn, quan hệ giữa các cá nhân với nhau cũng trở nên tốt đẹp.

[03] Lười ngồi không, an nhàn rảnh rỗi

Sau khi bước sang tuổi 50, mọi người bắt đầu có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Đặt gánh nặng công việc sang một bên, không ít người bỏ quên những thói quen sinh hoạt thường ngày. Họ chỉ ngồi không mà chẳng làm gì suốt ngày dài để giết thời gian.

Hiện nay, ngồi nhiều gây ra hơn 3 triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới, chiếm 6% số tử vong, mỗi năm. Đây là nguyên nhân thứ tư gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và đây cũng là nguyên nhân của 21–25% trường hợp ung thư vú và ung thư đại tràng, 27% trường hợp mắc đái tháo đường và khoảng 30% bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngồi nhiều tại bất kỳ vị trí nào như: bàn làm việc, sau tay lái, trước màn hình…., đều có thể gây hại. Chi phí y tế tại Mỹ vì lối sống ít vận động lên tới gần 24 tỷ USD hàng năm.

Do đó, cho dù tuổi trung niên không có quá nhiều việc phải làm, mọi người cũng nên đứng dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Hãy khám phá những sở thích cá nhân mà bản thân đã bỏ quên suốt thời tuổi trẻ, học tiếp xúc, giao lưu với mọi người xung quanh.

Điều này cũng giúp người trung niên không bị lạc lối trong “khủng hoảng tinh thần” của sự cô đơn và bất lực. Họ sẽ tìm thấy những ý nghĩa mới, động lực mới để theo đuổi trong đời mình.

[04] Lười đi nhanh, chạy vội

Ngã chính là một trong những nguyên nhân gây tàn phế ở người lớn tuổi. Hậu quả té ngã thường rất nghiêm trọng, gây ra những chấn thương lớn cho da và xương.

Ở giai đoạn này, khả năng hồi phục của cơ thể đều suy giảm. Một chấn thương nhỏ cũng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đằng sau, ảnh hưởng hoàn toàn cuộc sống thường ngày. Chấn thương thường gặp có thể là gãy cổ xương đùi, tụ máu ngoài da, thậm chí là tụ máu não.

Do đó, khi đã đi qua nửa cuộc đời, mọi người nên chú trọng sự thong thả, bình tĩnh trong từng hành động. Hạn chế đi nhanh, chạy vội dù gặp chuyện quan trọng đến mấy để phòng tránh những trường hợp bất cẩn, không may.

Đặc biệt, người trung niên cũng nên hạn chế đi lại ở những nơi dễ trượt ngã, ví dụ như leo núi, đi ở những khu vực nhiều rêu, khu vực có nước trơn trượt…

“Cẩn tắc vô áy náy”, càng hành xử cẩn trọng thì chúng ta càng có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn. Điều này cũng giúp mọi người có thể tận hưởng tuổi già an nhàn, thoải mái hơn.

Khi sức khỏe đủ đầy và trọn vẹn, dù vật chất có nhiều hơn hay bớt đi một chút, chúng ta vẫn có thể sống nhẹ gánh sầu lo, không bị phiền não quấn thân.


*Theo SC


Theo Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Chia sẻ Facebook