Canada loại bỏ các đối tác Trung Quốc khỏi hợp tác khai thác lithium

Chia sẻ Facebook
10/11/2022 14:21:40

Vì lý do an ninh quốc gia, gần đây nhà chức trách Canada đã đề nghị 3 công ty đối tác Trung Quốc rút vốn đầu tư khỏi chuỗi khai thác lithium của Canada, động thái được cho là ảnh hưởng lớn đến chiến lược khai thác mỏ ở nước ngoài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

(Nguồn: Juan Roballo/ Shutterstock)


Bộ trưởng Francois-Philippe Champagne của Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp Canada cho biết trong một tuyên bố ngày 2/11, rằng động thái được đưa ra sau khi cơ quan an ninh và tình báo của Canada xem xét một số khoản đầu tư vào các công ty khai thác chủ chốt của Canada.


Cuộc rà soát kết luận rằng 3 công ty Trung Quốc đã vi phạm Luật Đầu tư Canada (Investment Canada Act) và phải thoái vốn tại các công ty khai thác của Canada. Ông Champagne nói rằng nguyên tắc cốt lõi của Luật Đầu tư Canada là tính minh bạch và chắc chắn.


Công ty Trung Quốc chiếm ưu thế trong việc chế biến và sản xuất các kim loại quan trọng như lithium, coban và đất hiếm, những năm gần đây phương Tây ngày càng lo ngại nguồn cung khoáng sản quan trọng có thể bị ĐCSTQ lợi dụng. Ông Champagne nói: “Cho dù Canada hoan nghênh đầu tư nước ngoài nhưng chúng tôi cần hành động dứt khoát khi đầu tư đe dọa đến an ninh quốc gia của Canada và các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng của chúng tôi ở trong và ngoài nước”.


Ba công ty Trung Quốc là: Công ty kim loại hiếm [Hồng Kông] Trung Quốc (Sinomine Rare Metals Resources Co Ltd), Công ty Quốc tế Thành Trạch [Hồng Kông] (Chengze Lithium International Ltd), và Công ty mỏ Tàng Cách (Zangge Mining Investment Co).


Công ty kim loại hiếm [Hồng Kông] Trung Quốc đã được lệnh thoái vốn tại Power Metals của Canada, tháng 1 năm nay Công ty này đã mua 5,7% cổ phần trong Power Metals với giá 1,5 triệu đô la Canada (1,1 triệu USD). Trong một thông báo ngày 3/11, Power Metals cho biết xem xét tầm quan trọng chiến lược của các mỏ lithium, sesium và tantali của công ty ở Case Lake của Ontario cũng như mối quan hệ của Tập đoàn khai thác Trung Quốc với ĐCSTQ, Chính phủ Canada đã đưa ra quyết định thoái vốn đối với phía đối tác Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.


Tổng công ty khai thác kim loại hiếm Trung Quốc là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Tổng công ty tài nguyên mỏ Trung có nguồn gốc từ Tổng công ty công nghiệp kim loại màu quốc gia Trung Quốc và có nền tảng là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.


Công ty kim loại hiếm [Hồng Kông] (Sinomine Rare Metals Resources Co Ltd) của Trung Quốc là nhà cung cấp pin lithium quan trọng ở Trung Quốc, trong những năm gần đây, công ty này đã phát triển mạnh mẽ lĩnh vực khai thác và chế biến kim loại nhẹ hiếm. Việc Chính phủ Canada yêu cầu thoái vốn lần này có thể xem là một đòn giáng mạnh vào chiến lược của ĐCSTQ.


Trong khi đó Công ty mỏ Tàng Cách (Zangge Mining Investment Co) Trung Quốc không chỉ đầu tư vào mỏ lithium Case Lake – Canada, vào đầu năm 2019 công ty này còn mua lại mỏ lithium Tanco ở Manibato – Canada, sử dụng tài nguyên lithium của mỏ để bổ sung cho loại pin ở Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, lô sản phẩm cô đặc spodumene đầu tiên từ mỏ Tanco đã được đưa đến dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc.


Để kiểm soát thêm nguồn lithium, vào đầu năm nay Công ty kim loại hiếm [Hồng Kông] Trung Quốc (Sinomine Rare Metals Resources Co Ltd) cũng đã mua lại mỏ lithium quy mô lớn duy nhất ở châu Phi, mỏ Bikita ở Zimbabwe.


Hiện chưa rõ liệu việc xem xét của các nhà chức trách Canada có liên quan đến đầu tư của Trung Quốc vào mỏ Tanco hay không.


Hai công ty Trung Quốc khác là Công ty Quốc tế Thành Trạch [Hồng Kông] (Chengze Lithium International Ltd) và Công ty mỏ Tàng Cách (Zangge Mining Investment Co) cùng ngày 3/11 thông báo đã nhận được thông báo từ nhà chức trách Canada yêu cầu họ phải từ bỏ các khoản đầu tư liên quan trong vòng 90 ngày, bao gồm cả những khoản đầu tư thuộc quyền hạn và ngừng mọi hoạt động kinh doanh xúc tiến đầu tư.


Trong đó Công ty Quốc tế Thành Trạch [Hồng Kông] (Chengze Lithium International Ltd) được yêu cầu phải thoái cổ phần tại Lithium Chile Inc., có trụ sở chính tại Calgary – Canada. Công ty Lithium Chile Inc., sở hữu hai nguồn lithium cao cấp ở Chile và Argentina.


Tháng 1 năm nay, Công ty Quốc tế Thành Trạch [Hồng Kông] đã tăng tỷ lệ sở hữu trong ngành lithium Chile lên gần 20% thông qua đăng ký mua cổ phần, trở thành cổ đông lớn nhất của ngành lithium Chile. Theo thỏa thuận đăng ký thì họ có quyền đề cử 2 giám đốc (tổng cộng 9 giám đốc) cho Chile Lithium. Công ty mẹ của công ty này là Shengxin Lithium Energy tháng 5 năm nay đã trở thành nhà cung cấp các sản phẩm xử lý lithium cho ‘gã khổng lồ’ pin xe điện BYD của Trung Quốc.


Trong khi đó Công ty mỏ Tàng Cách (Zangge Mining Investment Co) cũng được lệnh thoái vốn tại Ultra Lithium Inc. của Canada. Công ty này là nhà sản xuất lithium lớn ở Trung Quốc, sở hữu nhà máy chế biến lithium cacbonat cấp pin ở tỉnh Thanh Hải – Trung Quốc. Theo thông báo của công ty, tháng 5 năm nay họ đã tăng cổ phần của mình trong Super Lithium lên 14,2%.


Tài sản chính của Super Lithium bao gồm hai mỏ lithium nằm ở Laguna Verde – Argentina và Thung lũng khói lớn (Smoky Valley) bang Nevada – Mỹ, còn có mỏ khoáng chất pyroxene nằm ở hồ George  và hồ Forgan ở Canada.


Super Lithium cho biết trong một thông báo ngày 4/11 rằng công ty và Công ty mỏ Tàng Cách (Zangge Mining Investment Co) đã đồng ý đình chỉ thỏa thuận trước đó về mỏ Laguna Verde ở Argentina.


Canada rất giàu tài nguyên khoáng sản với một lượng lớn niken, coban, liti và các khoáng chất khác rất quan trọng đối với ngành công nghiệp năng lượng sạch. Nhu cầu toàn cầu đối với các khoáng sản này dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng cường trong những thập kỷ tới khi thị trường xe điện tiếp tục mở rộng.


Quyết định của Chính phủ Canada loại bỏ 3 công ty Trung Quốc đã gây những ảnh hưởng sâu rộng. Các công ty bị loại không chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc mà còn cả các công ty tư nhân có thể chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ, đây chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào hoạt động khai thác ở nước ngoài của Trung Quốc.


Tờ NetEase của Trung Quốc có bài viết cáo buộc động thái từ Canada noi theo bước chân của Mỹ để loại trừ ảnh hưởng của Trung Quốc, bày tỏ lo ngại động thái có khả năng khiến Trung Quốc mất cơ hội vượt lên trong lĩnh vực xe điện.


Bộ trưởng Champagne của Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp Canada cho biết vào đầu tháng 11 rằng định hướng hiện tại xuất phát từ chiến lược khoáng sản quan trọng đã hoàn thiện của Chính phủ Canada, nhằm mục đích đưa Canada thành nước hàng đầu trên thế giới trong cung cấp khoáng sản quan trọng. Ông nói: “Chính phủ liên bang quyết tâm làm việc với các doanh nghiệp Canada để thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước đối tác có chung lợi ích và giá trị của chúng tôi”.


Quyết định của Canada loại các công ty Trung Quốc đầu tư vào khoáng sản của nước này được đưa ra vào thời điểm Mỹ đang nỗ lực cùng với các đồng minh xây dựng chuỗi cung ứng cho các khoáng sản quan trọng bên ngoài Trung Quốc.


Văn phòng Báo chí Nhà Trắng đã ra thông cáo báo chí ngày 14/6 năm nay, cho biết Mỹ và các nước đối tác quan trọng đã tuyên bố thành lập Đối tác An ninh Khoáng sản (MSP) với mục tiêu thiết lập các chuỗi cung ứng mạnh mẽ và có trách nhiệm đối với các khoáng sản quan trọng nhằm hỗ trợ các mục tiêu thịnh vượng kinh tế và khí hậu quốc gia.


Các đối tác của MSP bao gồm Úc, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, Mỹ và EU.


Tháng 8 năm nay, Tổng thống Mỹ Biden đã ký “Đạo luật Giảm lạm phát” (The Inflation Reduction Act). Bằng cách điều chỉnh nguồn nguyên liệu pin và quá trình lắp ráp, chế biến cho xe điện được trợ giá, luật mới khuyến khích các công ty sản xuất pin xe sử dụng khoáng sản được sản xuất hoặc tái chế ở Bắc Mỹ; luật mới cũng khuyến khích các nhà máy sản xuất pin và nhà sản xuất ô tô sản xuất linh kiện và lắp ráp chúng ở Bắc Mỹ.


Những động thái thị trường đã giúp Canada trở thành nước được hưởng lợi, ngày càng nhận được nhiều vốn đầu tư quốc tế: Tháng 8 năm nay, hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu của châu Âu là Volkswagen và Mercedes-Benz của Đức đã ký với Chính phủ Canada một thỏa thuận hợp tác về vật liệu pin; ngày 22/9, General Motors đã công bố khoản đầu tư chiến lược vào Lithion Recycling – một công ty tái chế pin lithium-ion ở Quebec tại Canada; ngày 23/9, nhà sản xuất pin năng lượng lớn thứ hai thế giới là LGES Hàn Quốc (LG Energy Solution) thông báo rằng công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với 3 nhà cung cấp của Canada để tăng cường chuỗi cung ứng nguyên liệu pin chủ chố của họ tại Bắc Mỹ…


Theo Trương Uyển, Epoch Times

Đức có thể chặn thương vụ Trung Quốc mua nhà máy chip Thương vụ mua nhà máy chip của Đức có thể bị chính quyền liên bang chặn lại, theo Tạp chí Focus Đức đưa tin

Chia sẻ Facebook