Cận cảnh siêu trăng ‘Cá tầm’ rực rỡ trên bầu trời đêm

Chia sẻ Facebook
13/08/2022 14:38:23

Bầu trời đêm tại nhiều quốc gia trên thế giới được siêu trăng Cá tầm, siêu trăng cuối cùng của năm nay (2022) thắp sáng.

Siêu trăng lơ lửng phía sau những tòa nhà chọc trời tại quận tài chính ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: AP)

Siêu trăng Cá tầm mọc phía sau tòa nhà The Shard ở London, Anh. (Ảnh: AP)

Trăng tròn diễn ra theo chu kỳ 29,5 ngày nhưng siêu trăng hiếm gặp hơn nhiều. Trong năm 2022, có 4 sự kiện siêu trăng rơi vào các ngày 16/05, 14/06, 13/07 và 11/08.

Siêu trăng Cá tầm xuất hiện vào ngày 11 – 12/08, có thể quan sát từ nhiều địa điểm ở Anh và một số nước khác.

Siêu trăng chiếu sáng phía trên tượng đài Stonehenge ở Wiltshire, Anh. Mặt Trăng xuất hiện ở chân trời với màu cam sau khi Mặt Trời lặn. (Ảnh: Nick Bull)

Mặt Trăng mọc phía sau tòa nhà ở Amman, thủ đô Jordan tại Trung Đông. (Ảnh: AFP)

Siêu trăng là kết quả do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo đường elip thay vì hình tròn. Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn trùng với cận điểm, điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Điều này khiến Mặt Trăng trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường khi nhìn từ Trái Đất.

Sự liên hệ của Mặt Trăng với thủy triều của đại dương và của vỏ Trái Đất đã làm nảy sinh các lời đồn đoán cho rằng hiện tượng siêu trăng là điềm báo thiên tai, mỗi lần siêu trăng xuất hiện có thể đi kèm với nguy cơ gia tăng của các sự kiện cực đoan như động đất, phun trào núi lửa và sóng thần.

Tòa nhà Royal Liver ở Liverpool được rọi sáng bởi siêu trăng cuối cùng trong năm. (Ảnh: PA)

Mặt Trăng mọc phía sau đồi Glastonbury Tor ở Somerset, Anh. (Ảnh: Mike Jefferies)

Đến nay sự trùng hợp của siêu trăng đi kèm các thảm họa tự nhiên vẫn là điều mà khoa học chưa lý giải được. Chẳng hạn như trận động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 cùng trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (Nhật Bản), được cho là có mối liên hệ nhân quả với thời kỳ 1 – 2 tuần xung quanh một siêu trăng.

Trong đó trận động đất tại Nhật Bản năm 2011 đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của đất nước này và ít nhất 20 quốc gia khác, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất khiến 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích, hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.

Cảng biển ở Sendai ngày 12/3/2011 sau trận sóng thần.

Một trận động đất lớn 7.5 độ Richter với tâm chấn cách Culverden, New Zealand, 15km về phía đông nam xảy ra vào lúc 00:03 theo giờ NZDT ngày 14/11/2016, trùng hợp với một siêu trăng. Động đất tại Tehran vào ngày 8/5/2020 cũng trùng hợp với sự xuất hiện của một siêu trăng…

Theo trang web của Espanak, năm 2023 thế giới sẽ xuất hiện 4 siêu trăng.


Xuân Hạ (t/h)

Từ Khóa : siêu trăng

Chia sẻ Facebook