Căn bệnh khiến nhiều chị em đau bụng cả tháng, ngất đi trong ngày 'đèn đỏ'
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lành tính nhưng lại dai dẳng trong đời sống của người phụ nữ khiến chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.
Chị Võ Mỹ H. (29 tuổi, TP.HCM) ám ảnh vì bị chứng lạc nội mạc tử cung, chị cho biết mình phát hiện bệnh này từ hơn 2 năm trước và đến hiện tại chị cảm nhận cuộc sống của mình bế tắc khi cả tháng đau bụng. Ngày nào chị cũng thủ sẵn viên thuốc giảm đau trong túi xách để khi đau có thuốc uống.
Đến chu kỳ kinh nguyệt còn đáng sợ, chị đau lê lết không làm được việc thậm chí nhiều lần phải đi viện cấp cứu vì đau tới mức ngất đi. Người nhà chị cũng sốt ruột nhưng không biết làm thế nào. Chị H. đã đi điều trị nhiều lần nhưng không hiệu quả và chấp nhận sống chung với nó. Tuy bệnh lành tính nhưng lại vô cùng khổ sở.
TS BS Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết nội mạc tử cung phải nằm trong buồng tử cung. Hàng tháng nội mạc tử cung bong tróc chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tới nhưng thay vì nằm ở tử cung thì nội mạc này lại nằm ở sai vị trí nằm rải rác ở buồng trứng, ổ bụng thậm chí có người lạc nội mạc tử cung ở phổi, ở thận hoặc vị trí xa hơn. Khi nội mạc tử cung lạc ở vị trí nào gây đau vị trí đó. Đau nhất là ở chu kỳ kinh nguyệt.
Với người bình thường, khi tới chu kỳ kinh nguyệt máu chảy ra ngoài còn người bị lạc nội mạc tử cung máu chảy ra ngoài không được tích tụ gây đau. Ví dụ lạc nội mạc tử cung nằm ở bàng quang gây đau và đi tiểu ra máu, lạc nội mạc tử cung ở trực tràng gây đau bụng, xuất huyết tiêu hoá.
Lạc nội mạc tử cung khiến chị em khổ sở là rất đau bụng kinh thậm chí có phụ nữ đau bụng cả tháng. Lạc nội mạc “đậu” ở cơ quan nào gây triệu chứng cho cơ quan đó. Trên đường tiêu hoá gây xuất huyết tiêu hoá, đi tiểu đau. Mô nội mạc này chịu tác động của nội tiết nên đến chu kỳ kinh nguyệt mô nội mạc này cũng chịu tác động của nội tiết và nó bong tróc và đau ở trên cơ quan đó.
Lạc nội mạc tử cung còn gây chậm có con cho phụ nữ. 50 % phụ nữ lạc nội mạc tử cung chậm có con.
BS CKII Lê Ngọc Diệp – Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết có nhiều chị em cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, đau bụng kinh hoặc chậm có con đi khám mới phát hiện ra lạc nội mạc tử cung.
Nếu lạc nội mạc tử cung bám buồng trứng nó tạo ra các u ở buồng trứng những u này không có vỏ thật mà nó chứa máu như máu kinh. Có những phụ nữ tới khám với nang to từ 10 – 15 cm.
Lạc nội mạc tử cung bám ở vách chậu, vách trực tràng không tạo ra khối u rõ nhưng khi khám khu vực này rất cứng, sần sùi và khi quan hệ tình dục chị em bị đau. Lạc nội mạc trong cơ tử cung thì gây cơ cứng tử cung.
Thậm chí, bác sĩ Diệp cho biết có bệnh nhân lạc nội mạc bám trên vết mổ lấy thai nên đến chu kỳ kinh nguyệt chị em lại đau nhói trên vết mổ và theo thời gian thì nó có thể xâm nhập sâu hơn, đau hơn.
Việc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, BS Thanh cho biết hiện nay dựa vào 3 phương thức:
Thứ nhất, tiền sử và bệnh sử của người bệnh là người có quan hệ trực hệ như mẹ và chị em gái có người bị lạc nội mạc tử cung không. Phụ nữ có chị em gái, mẹ mắc thì sẽ có nguy cơ cao hơn. Với bản thân người bệnh từ khi có kinh nguyệt có đau bụng kinh, đi tiểu ra máu…
Thứ hai, khám lâm sàng: Sau khi tìm hiểu bệnh sử sẽ thăm khám lâm sàng tìm ra tổn thương lạc nội mạc tử cung như tử cung dày, cứng.
Thứ ba, phương tiện chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm. Biện pháp này đơn giản, phổ biến trong thăm khám phụ khoa. Một số trường hợp có thể chẩn đoán được đó là khối lạc nội mạc ở buồng trứng…
Với 3 phương thức trên bác sĩ sẽ kết luận là bệnh nhân có bị lạc nội mạc tử cung không.
Hiện nay, thuốc là phương pháp điều trị đầu tay cho triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung. Có nhiều loại thuốc được sử dụng tùy vào mức độ đau.
Với những ai đã từng trải qua cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra sẽ cảm thấy dường như mất hết những hy vọng về việc sống vui sống khỏe, thậm chí có những phụ nữ tuyệt vọng đến mức chỉ mong được cắt bỏ tử cung.
Khánh Chi
Tin Cùng Chuyên Mục
Tay chân lạnh dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
icon 0
Tay chân lạnh là một triệu chứng nguy hiểm không nên bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu mạch máu và dây thần kinh đang bị tổn thương trầm trọng.
Không ăn tiết canh vẫn mắc bệnh hiểm
icon 0
Làm nghề mổ lợn nhiều năm, hai ngày trước khi nhập viện bệnh nhân bị đứt tay sau đó sưng nóng và đau nhức dữ dội khớp khuỷu tay phải…
'Túm' tử cung giữ thai nhi 28 tuần trong bụng mẹ
icon 0
Các bác sĩ BV Sản Nhi Phú Thọ vừa cấp cứu cho thai phụ 28 tuần đã chuyển dạ bằng biện pháp khâu vòng cổ tử cung giữ thai thành công.
Nguy kịch sau chuyến du lịch miền Nam, bác sĩ cảnh báo sẽ còn nhiều bệnh nhân nhập viện
icon 0
Sau chuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh, nam sinh (17 tuổi) bị sốt, đau đầu, đau người, da và mắt đỏ xung huyết, đến viện thì tiểu cầu tụt, cô đặc máu, tràn dịch màng phổi…
Đã có 3 người tử vong, làm sao phòng căn bệnh gia tăng vào mùa hè hay gặp ở người trẻ?
icon 0
Chỉ trong một tháng gần đây ghi nhận 3 trường hợp tử vong do viêm não vi rút. Đây là căn bệnh thường có xu hướng tăng cao vào mùa hè với đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi.
Nghệ An: Cắt bỏ thành công khối u xơ tử cung ‘khủng’, nặng gần 2kg cho nữ bệnh nhân 40 tuổi
icon 0
Trung tâm Y tế Tân Kỳ (Nghệ An) vừa thực hiện thành công ca đại phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ có kích thước lớn, nặng gần 2kg cho một nữ bệnh nhân 40 tuổi
Hai chân thiếu nữ 16 tuổi cháy đen, bác sĩ chỉ cách sơ cứu bỏng cực kỳ dễ làm mà hiệu quả
icon 0
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 16 tuổi nhập viện trong tình trạng bỏng vùng đùi cẳng chân phải, trái sau bị bỏng đã được người nhà tự ý bôi thuốc nam.
Soái ca 36 tuổi chưa một lần dám nếm 'trái cấm' chỉ vì mang căn bệnh hay gặp ở trẻ trai
icon 0
36 tuổi, công việc ổn định thu nhập cao, body chuẩn người mẫu, nhiều bạn gái theo nhưng nhận lại là sự hững hờ của T., chàng trai con nhà có điều kiện.
Làn sóng bác sĩ nghỉ việc: Lương thấp, cơ hội làm việc cũng không có
icon 0
Lương thấp, chế độ làm việc không còn như trước, không tương xứng với công sức bỏ ra là nguyên nhân chính khiến bác sĩ bệnh viện công chuyển sang bệnh viện tư làm việc.
XEM THÊM BÀI VIẾT