California, New York là điểm đến thu hút người giàu Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
14/08/2022 08:14:17

Chính sách “zero COVID” cực đoan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự sụp đổ liên tiếp của các ngành công nghiệp khác nhau đã khiến nhiều người giàu “nhảy thuyền” và bỏ trốn. Cùng với việc di cư, họ đã chuyển tài sản ra nước ngoài thông qua các kênh như đầu tư, mua tài sản hoặc ủy thác.

Hội trường Liên bang bên cạnh Trung tâm Tài chính Phố Wall ở Manhattan, New York. (Du Guohui / Epoch Times)


Hiệp hội các nhà môi giới bất động sản Mỹ báo cáo vào tháng Bảy rằng trong 12 tháng qua, khách hàng Trung Quốc đã mua bất động sản ở Mỹ với giá trị 6,1 tỷ USD, duy trì doanh số người mua nước ngoài hàng đầu và tiếp tục xu hướng kể từ năm 2013. Trong đó, đáng chú ý là 58% khách hàng Trung Quốc giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt. Giá giao dịch trung bình là hơn 1 triệu USD, trong đó 31% mua bất động sản ở California, và New York là một mục tiêu lớn khác hướng đến của họ.

31% mua bất động sản ở California, và New York là một mục tiêu lớn khác hướng đến của người Trung Quốc. (Trích từ báo cáo của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ)

Trong số những người nước ngoài mua nhà ở New York, người mua nhà từ châu Á đứng đầu danh sách. (Trích từ báo cáo của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ)


Công ty tư vấn di trú đầu tư Henley & Partners dự đoán rằng vào năm 2022, khoảng 10.000 tỷ phú Trung Quốc có giá trị ròng cao (với tài sản trên 1 triệu USD) sẽ di cư ra khỏi Trung Quốc, với trung bình khoảng 4,8 triệu USD, và tổng cộng 48 tỷ USD sẽ được rút khỏi Trung Quốc, đứng thứ hai trên thế giới sau số lượng người Nga giàu có di cư.

Người giàu di cư năm 2022: Cao nhất ở Nga và TQ, Hồng Kông đứng thứ tư


Tổng hợp báo cáo từ truyền thông, những người đã mang theo vốn và di cư ra nước ngoài bao gồm Dương Huệ Nghiên (Yang Huiyan), người đứng đầu Country Garden; Tôn Hồng Bân (Sun Hongbin), người sáng lập Tập đoàn Sunac; Lưu Loan Hùng (Liu Luanxiong), cựu chủ tịch Chinese Estates Holdings; Đoàn Vĩnh Bình (Duan Yongpin), chủ tịch Better-Life Group; Thi Chính Dung (Shi Zhengrong), người sáng lập Suntech Group; Hoàng Sở Long (Huang Chulong), người sáng lập tập đoàn bất động sản Galaxy; Trương Dũng (Zhang Yong), người sáng lập Haidilao; Kỷ Khởi Đình (Ji Kaiting) của Logan Group; Trương Lan (Zhang Lan), người sáng lập South Beauty Catering Management Group; Đường Kiến Phương (Tang Jianfang) vợ của Chu Phú Dục (Zhou Fuyu), người sáng lập Zhou Hei Ya; Lý Hiểu Minh (Li Xiaoming), người giàu nhất ở Vân Nam và là người kiểm soát thực tế của Yunnan Energy New; Trương Nhân (Zhang Yin), người sáng lập Nine Dragons Paper Holdings Limited và là người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc; Lý Tây (Li Xi) của công ty Mindray Medical.

Người Brazil, Canada, Trung Quốc, Colombia, Ấn Độ và Mexico sử dụng nhà của họ với mục đích khác nhau sau khi họ mua ở Mỹ. (Trích từ báo cáo của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia Mỹ)

Các tỷ phú và công ty Trung Quốc tìm đến tòa án Hoa Kỳ để đòi nợ xuyên biên giới


Cùng với việc chuyển tiền ra nước ngoài, số vụ tranh chấp tài chính của Trung Quốc được đưa đến New York để tìm kiếm chứng nhận phán quyết dần tăng lên trong những năm gần đây.


Ví dụ ngày 28/6, Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Doanh nghiệp Yi Piao Thâm Quyến đã nộp đơn lên tòa án dân sự ở Manhattan, New York, yêu cầu xác nhận phán quyết của Tòa án Trung cấp số 2 Thượng Hải năm 2014, bị đơn trong vụ này là công ty Shanghai Hisea International, công ty Shanxi Haixin Industrial, và một người họ Lý, số tiền liên quan đến vụ án lên tới 398 triệu nhân dân tệ.


Ngày 7/7, Công ty Chứng khoán Dongbei đã khởi kiện Công ty Sichuan Hengkang trong vụ án tranh chấp cổ phiếu, công ty này đã nộp đơn lên Tòa án dân sự Manhattan, New York để yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của Tòa án Cát Lâm, số tiền liên quan đến vụ án này là lên đến 500 triệu nhân dân tệ.


Các đơn nộp lên tòa án này không phải là tìm kiếm phán quyết mới từ tòa án New York, mà là chuyển các bản án ở Trung Quốc sang New York để thi hành. Một số nhà phân tích nói rằng vì nhiều tài sản của những người giàu có đã được chuyển đến New York, những người liên quan cũng ở New York, những công ty lớn này thường có chi nhánh ở New York, và tòa án ở New York có thẩm quyền xét xử.


Theo Đỗ Quốc Huy, Epoch Times

Hơn 500 gia đình triệu phú Trung Quốc dự kiến di cư đến Singapore năm 2022 Truyền thông Singapore đưa tin rằng hơn 500 gia đình giàu có Trung Quốc dự kiến ​​sẽ di cư đến Singapore trong năm nay.

Chia sẻ Facebook