Cách ông Tập Cận Bình chặt đứt các mỏ vàng của đối thủ chính trị

Chia sẻ Facebook
07/03/2023 18:56:24

Đồng thời, ông Tập cũng muốn uy hiếp các gia tộc quyền thế, nhằm loại bỏ chướng ngại vật trên con đường tái tranh cử của mình. Những “găng tay trắng” (trung gian rửa tiền) của mỗi gia tộc đều nằm trong tầm bắn tỉa, mỏ vàng bị chặt đứt là điều khó chấp nhận nhất đối với một gia đình quyền lực.

Các phe phái tư bản ở Trung Quốc “được giải quyết rủi ro tài chính” gần đây đều liên quan đến lực lượng “Băng đảng Thượng Hải” của ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Có phân tích chỉ ra ông Tập Cận Bình đang cố gắng cắt đứt mỏ vàng của họ.

Phe tư bản liên quan đến “băng nhóm Thượng Hải” do ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cầm đầu. (Ảnh ghép từ trái sang: Tiêu Kiến Hoa, Ngô Tiểu Huy, Diệp Giản Minh)

Trong một cuộc họp báo, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã xử lý rủi ro tài chính của các tập đoàn như Tập đoàn Tomorrow, Tập đoàn An Bang, Tập đoàn Hoa Tín và Tập đoàn hãng hàng không Hải Nam.

Ông Dịch Cương (Yi Gang), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã giải thích tại một cuộc họp báo vào ngày 3/3, về hiệu quả của việc ngăn ngừa và xoa dịu rủi ro tài chính, cũng như xu hướng công việc trong tương lai.


Ông cho biết trong 3 năm qua, Ngân hàng Trung ương đã hỗ trợ chính quyền địa phương phát hành 550 tỷ nhân dân tệ (NDT, khoảng 79,62 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt, nhằm bổ sung vốn cho các ngân hàng vừa và nhỏ. Số lượng tổ chức tài chính vừa và nhỏ có rủi ro cao đã giảm từ hơn 600 xuống còn hơn 300 đơn vị, “nhiều tỉnh không còn tổ chức tài chính có rủi ro cao.”


Ông Dịch Cương đề cập rằng việc “xử lý bom” chính xác của Ngân hàng Trung ương đã giải quyết được rủi ro của Tập đoàn Tomorrow, Tập đoàn An Bang, Tập đoàn Hoa Tín, Hãng hàng không Hải Nam và các tập đoàn khác, tránh sự sụp đổ đột ngột, đồng thời ngăn chặn làn sóng rủi ro lây lan.

Ông đặc biệt đề cập rằng Ngân hàng Baoshang (Bao Thương), một công ty con của Tập đoàn Tomorrow là vụ phá sản ngân hàng đầu tiên ở Trung Quốc trong 40 năm qua.


“Chúng tôi quyết định tiếp quản Ngân hàng Baoshang, để bảo vệ lợi ích của người dân”, đồng thời giải quyết rủi ro của các tổ chức tài chính vừa và nhỏ như Ngân hàng Hằng Phong (HengFeng), Ngân hàng Cẩm Châu (Jinzhou) và Ngân hàng Thương mại Thành phố Liêu Ninh.


Tập đoàn Tomorrow, Tập đoàn An Bang, Tập đoàn Hoa Tín đều liên quan đến thế lực “Băng đảng Thượng Hải” do ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng thống lĩnh.

Ông Tiêu Kiến Hoa, người đứng đầu Tập đoàn Tomorrow, đã bị bắt giữ bí mật tại Hồng Kông vào tháng 1/2017 và bị đưa về Đại Lục. Tháng 8/2022, ông Tiêu bị Tòa án trung cấp số 1 Thượng Hải kết án 13 năm tù và bị phạt 6,5 triệu tệ (khoảng 941.000 USD). Tomorrow Holdings, một công ty con của tập đoàn này, đã bị phạt 55,03 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,97 tỷ USD) vì một số tội danh.

Tập đoàn An Bang được giới chức tiếp quản vào ngày 23/2/2018 và kết thúc tiếp quản vào ngày 22/2/2020. Sau khi chia tách và thành lập Tập đoàn bảo hiểm Dajia (Đại Gia), khối tài sản hơn 1000 tỷ nhân dân tệ ban đầu của Tập đoàn An Bang đã biến mất.

Ông Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui), người đứng đầu Tập đoàn An Bang, đã bị kết án 18 năm tù. Số tài sản của ông Ngô bị giới chức tịch thu đã lập kỷ lục. Ngoài việc tịch thu tài sản trị giá 10,5 tỷ nhân dân tệ (1,52 tỷ USD), ông còn bị truy thu thu nhập 75,24851 tỷ nhân dân tệ (10,89 tỷ USD).

Ông Diệp Giản Minh (Ye Jianming), người đứng đầu Tập đoàn Hoa Tín, đã bị bắt vào tháng 3/2018. Có tin đồn rằng đích thân ông Tập Cận Bình đã ra lệnh bắt giữ. Tung tích của ông Diệp đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Ông Diệp Giản Minh bị bắt khi mới 40 tuổi, tài sản ròng của ông đã lên tới hàng trăm tỷ đồng. Theo báo cáo, 71 công ty trong Tập đoàn Hoa Tín đã được sáp nhập và phá sản.


Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng tiết lộ mạng lưới lợi ích giữa Tập đoàn An Bang và ông Giang Miên Hằng, con trai của ông Giang Trạch Dân. Tháng 5/2017, “Tuần báo kinh tế Trung Quốc” đề cập rằng tiền thân của Tập đoàn An Bang là công ty Bảo hiểm tài sản An Bang được thành lập vào năm 2004.

Các nhà tài trợ của nó là 7 pháp nhân, gồm tập đoàn ô tô – Công ty đầu tư Liên Hòa Thượng Hải, do ông Giang Miên Hằng đầu tư nắm giữ.


Tổ chức tư vấn nước ngoài “Kinh tế chính trị Thiên Quân” đã viết bài có tiêu đề “ Ngân khố nhỏ của đối thủ chính trị thành mỏ vàng, ông Tập Cận Bình ngồi dưới đất và thu tiền không nương tay “.


Bài viết cho rằng mặc dù các phe phái chống đối ông Tập không có đủ thực lực để hạ bệ ông, nhưng họ có những lực lượng tương ứng tạo ra làn sóng trong hệ thống tài chính. Đối với hệ thống tài chính vốn đã thủng lỗ chỗ này, bất kỳ một tia lửa nhỏ nào cũng có thể kích nổ một “trận sấm sét lớn” gây chấn động.


Ông Tập Cận Bình dùng một mũi tên bắn trúng hai đích, vừa gỡ được “quả bom” tài chính, vừa bổ sung “túi tiền” của mình. Đây cũng là một đòn giáng nặng nề vào mỏ vàng của đối thủ chính trị của ông.


Bài viết chỉ ra rằng ở Trung Quốc, các doanh nhân không thể phát triển kinh doanh mà không liên quan đến chính trị. Tại Diễn đàn Davos (Thụy Sĩ) năm 2015, ông Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, từng phát biểu: “Chỉ hẹn hò yêu đương với chính phủ, nhưng không kết hôn” là điều không thể thực hiện được.


Cuối cùng, việc tiết lộ các mối quan hệ cá nhân và tài chính của Ant Group đã có những tác động chính trị lớn, khiến ban lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải sợ hãi. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở mặt và không thừa nhận bất kỳ ai, trở thành “kẻ bội bạc” trong mối tình với Jack Ma, và giáng một đòn mạnh vào Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Ant.


Hơn nữa, trong chiến dịch “chống tham nhũng” do ông Tập phát động sau khi lên nắm quyền, hầu hết các quan chức bị hạ bệ đều thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân, như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai. Ông Tập Cận Bình muốn cắt đứt mỏ vàng của đối thủ chính trị cũ, công việc làm ăn nhiều năm của họ cũng coi như uổng công vô ích.


Lý Chính Hâm / Vision Times

Lưỡng hội ĐCSTQ: Trùm công nghệ 'rời sân', chuyên gia chip 'vào trận' Các ông trùm công nghệ đã biến mất khỏi danh sách tham dự kỳ họp “lưỡng hội" của ĐCSTQ...

Chia sẻ Facebook