Cách lịch sự và văn minh để hành xử với các cuộc nói chuyện khiếm nhã
Thật nản lòng khi phải cố gắng tiếp tục một ngày sau những cuộc nói chuyện khiếm nhã từ một vài người thiếu phép tắc lịch sự cơ bản.
Thật nản lòng khi phải cố gắng tiếp tục một ngày sau những cuộc trò chuyện cùng một vài người thiếu phép tắc lịch sự cơ bản. Sự khiếm nhã không gây cho chúng ta nỗi đau thể xác nhưng lại gây ra sự mệt mỏi về mặt tinh thần.
Sự khiếm nhã do xung đột trong các cuộc trò chuyện thường biểu hiện ở những ngôn từ đầy tiêu cực, kích động tinh thần. Khi bản thân phải chịu đựng tới đỉnh điểm thì sẽ quay ngoắt lại với thái độ giận dữ và nói ra những lời gây tổn thương tương tự hoặc thậm chí tệ hơn.
Tuy nhiên, không ai muốn rơi vào trạng thái mất kiểm soát như vậy. Chúng ta đều luôn cố gắng mỗi ngày để sống tốt hơn với mọi người xung quanh. Vậy hãy thử các cách dưới đây cho cuộc trò chuyện với ai đó chế giễu mái tóc của bạn hoặc kích động bạn. Người thông minh luôn biết cách nắm giữ “cán cân” để kiểm soát cảm xúc chính mình trong mọi hoàn cảnh.
Nói lời “cảm ơn”
Đôi khi một hành vi gây tổn thương là xuất phát từ cảm giác bị đánh giá thấp hoặc thất vọng.
Một nhân viên thu ngân đã không nở nụ cười thân thiện khi đưa bạn ly cà phê, có thể là bởi vì họ đang gặp khó khăn nào đó.
Một người đàn ông đang phàn nàn rằng bạn di chuyển quá chậm, có thể là do anh ta đang bận tâm lo lắng cho cuộc họp căng thẳng sắp tới.
Hãy nói lời “cảm ơn” họ, ngay cả khi thái độ của họ có vẻ khó chịu. Điều này thể hiện sự thiện lương của bạn, đồng thời có thể sẽ khiến họ cảm thấy được sự đồng cảm từ bạn.
Với hành động tốt đẹp này của bạn, ngày hôm sau gặp lại họ có thể sẽ là những nụ cười thân thiện giữa đôi bên thay vì là sự nhíu mày khó chịu.
Khi đối phương đưa ra những lời nói khiếm nhã chỉ đơn giản là họ muốn thấy bạn phải gồng mình lên phản ứng lại. Bạn có thể dễ dàng chống đỡ lại bằng tiếng cười lớn. Tiếng cười khiến bạn không bị gò bó trói buộc trong ngôn từ tiêu cực từ người khiếm nhã đó. Bạn không nằm trong sự kiểm soát của họ, bạn vượt thoát ra khỏi họ và tước đi sức mạnh bất lịch sự của họ.
Nói với họ: “Bạn biết không, bạn đang làm tổn thương cảm xúc của tôi đấy!”
Một người họ hàng đang bàn luận về chủ đề bạn không muốn đề cập hoặc ai đó trêu chọc bạn về điều gì đó mà bạn cảm thấy không buồn cười chút nào. Trong tình huống này, để chấm dứt những điều khó chịu họ có thể kéo dài, hãy thành thật với họ. Nói với họ rằng bạn cảm thấy bị tổn thương bởi những gì họ nói. Cho họ biết rằng hành động của họ là bất lịch sự và là bài học quý giá cho họ khi cư xử với những người khác sau này.
Hãy cho họ biết rằng bạn yêu quý họ, nhưng bạn cũng yêu quý chính bản thân mình
Đôi khi ai đó gây tổn thương bạn dưới vỏ bọc rằng “họ biết điều gì là tốt nhất với bạn”, “họ chỉ muốn những gì tốt nhất cho bạn”, “họ đang trung thực và nói những gì hữu ích cho bạn”. Dường như họ đang lợi dụng tình cảm của bạn dành cho họ để làm tổn thương bạn. Hãy bảo họ dừng lại, bạn đang cảm thấy những gì họ nói đầy tiêu cực và dù bạn yêu quý họ, nhưng bạn cũng yêu quý chính bản thân mình.
Nói với họ: “Tôi đánh giá cao quan điểm của bạn”
Đôi khi hành động khiếm nhã đến từ việc người đó cảm thấy không được lắng nghe, không được tôn trọng. Đơn giản là họ không muốn hiểu các quan điểm đối lập với họ. Bạn không cần phải đi ca ngợi ai đó hoặc biểu đạt thái độ về hành vi bất lịch sự của họ. Hãy làm điều đơn giản là cho họ biết rằng bạn đang lắng nghe và đánh giá cao quan điểm của họ. Điều này sẽ giúp phá vỡ bức tường ngăn cách đang bao vây họ và giúp họ thay đổi quan điểm nhìn nhận sự việc trong các cuộc nói chuyện khác.
Nói với họ: “Bạn dường như luôn mang lại điều gì đó tiêu cực cho các cuộc trò chuyện?”
Nếu một người hàng xóm hay đồng nghiệp liên tục có hành vi khiếm nhã với bạn, hãy thẳng thắn nói với họ rằng dường như họ luôn mang theo mình những điều tiêu cực trong các cuộc trò chuyện. Chắc hẳn, họ không ngờ tới bạn nói thẳng những điều này ra. Nhưng chúng sẽ giúp cho họ giảm đi sự khiếm nhã và biết đâu bạn lại giúp họ suy nghĩ hơn về những gì họ đang làm.
Hỏi họ: “Bạn nghĩ tôi nên trả lời bạn như thế nào?”
Khi ai đó đưa ra những lời bình luận đầy thô lỗ, họ muốn chứng tỏ bản thân giỏi hơn người khác. Thật không may, họ đã làm những điều này để thể hiện quyền lực bằng cách coi thường bạn.
Nếu họ đặt ra những câu hỏi mang tính tiêu cực ví dụ như họ không thể tin được tại sao bạn lại chọn ngành học đó tại trường đại học. Hãy kéo họ ra khỏi vũng lầy, hỏi họ muốn bạn trả lời cho câu hỏi đó như thế nào. Cách này đơn giản giúp bạn xem xét thái độ của họ. Hẳn là dễ dàng hơn với việc đáp lại họ bằng những lời nói thô lỗ đúng không nào? Mặc dù không hẳn họ sẽ đưa ra lời xin lỗi bạn, nhưng chắc chắn chúng sẽ giúp ích cho cuộc đối thoại của bạn.
Kết thúc cuộc trò chuyện
Một cuộc trò chuyện vốn thiếu lịch sự với thái độ khiếm nhã của ai đó không nên được kéo dài thêm. Bạn không cần phải chịu đựng cuộc trò chuyện này một cách vô ích và cố gắng tranh cãi với họ để chỉ ra những sai lầm của họ. Không chắc rằng họ sẽ nhận ra gì đó mà ngược lại còn làm bạn căng thẳng tinh thần thêm. Hãy kết thúc cuộc trò chuyện và rời đi càng sớm càng tốt. Lần tới, khi nhận ra dấu hiệu tiêu cực của ai đó. Hãy mỉm cười và rời đi nhẹ nhàng.
Người xưa có câu “lùi một bước biển rộng trời cao” , hãy thông minh rời đi trước khi họ khiến cho một ngày của bạn trở nên vô nghĩa. Không phải bạn thua kém họ, mà bạn đã nhảy thoát ra khỏi vũng lầy của họ.
Trà Vân/ Theo Epoch Times
Lữ Mông Chính: Nhẫn nhịn với thị phi, kiên trì với chính đạo
Lữ Mông Chính đối đãi với người khoan dung độ lượng, gặp thị phi thì nhẫn nhịn bỏ qua, kiên trì giữ vững chính đạo để khắc chế bản thân.