Cách hiệu quả đối phó với bệnh suy giãn tĩnh mạch

Chia sẻ Facebook
08/08/2022 07:06:00

Nắng nóng, cơ thể gia tăng căng thẳng và các tĩnh mạch ở chân cũng không ngoại lệ. 

Cách hiệu quả đối phó với căn bệnh 1/5 phụ nữ và 1/10 đàn ông trên thế giới mắc

Chuyên gia người Nga Olga Chizhevskaya, người đứng đầu công ty Podiatr và bác sĩ tĩnh mạch Olimi Shirinbek tiết lộ các cách dưới đây để loại bỏ sự nặng nề và khó chịu cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch vào mùa hè.

Bác sĩ phẫu thuật, người đứng đầu Trung tâm Phlebology "SM-Clinic", Tiến sĩ Khoa học Y khoa Olimi Shirinbek cho biết, tình trạng giãn tĩnh mạch hiện đang trở thành dịch bệnh, vì cứ 1/5 phụ nữ và 1/10 đàn ông trên thế giới mắc bệnh này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh suy giãn tĩnh mạch có kèm theo các triệu chứng như sưng phù, nặng và mỏi chân, kéo theo những cơn đau nhức ở bắp chân.


Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch biểu hiện rõ hơn vào buổi chiều và vào mùa nóng

Bác sĩ Olimi Shirinbek cho rằng giãn tĩnh mạch không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ. “Sự nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch nằm ở các biến chứng của nó như huyết khối tĩnh mạch chân, chảy máu do giãn tĩnh mạch chân… Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch”, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo.

Olga Chizhevskaya, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các Trung tâm Y tế và Bác sĩ “League of Podiatry”, người đứng đầu công ty Podiatr, chuyên gia của FormTotics, cho rằng nắng nóng tạo thêm gánh nặng cho toàn bộ hệ thống tim mạch và thiếu chất lỏng, máu trở nên đặc hơn. Kết quả là, máu ở tĩnh mạch khó lưu thông hơn, có thể làm tăng cảm giác nặng nề và sưng phù ở chân.


Bệnh nhân giãn tĩnh mạch khi nắng nóng cần làm một số việc sau đây:


Chuyên gia Olga Chizheskaya đưa ra một số khuyến nghị giúp giảm bớt tình trạng suy giãn tĩnh mạch:

• Vào buổi sáng và buổi tối, dội nước lạnh lên chân hoặc tắm vòi hoa sen.

• Tuân thủ chế độ uống: nên hạn chế uống cà phê vì caffeine làm tăng nguy cơ mất nước.

• Không để chân bị tê khi ngồi. Di chuyển và cử động chân thường xuyên. 30 phút cần vận động một lần, tốt nhất là đi bằng ngón chân hoặc gót chân.

• Ngồi đúng tư thế. Hãy nhớ rằng chúng ta có hai động mạch lớn ở xương sống, vì vậy khi chúng ta bắt chéo chân, một dòng máu mạnh sẽ biến thành một dòng chảy nhỏ giọt yếu ớt. Điều này dẫn đến tình trạng máu bị ngưng trệ nghiêm trọng, làm suy giảm tình trạng của các tĩnh mạch.

• Tạo thói quen trước khi đi ngủ, khi nằm trên giường, nâng cao chân của bạn theo phương thẳng đứng và thực hiện các chuyển động tròn bằng bàn chân. Bạn có thể tập yoga asana - Viparita Karani (tư thế ngọn nến lộn ngược).

• Đừng quên các hoạt động với nước: trong 40 phút ngâm mình dưới nước, tuần hoàn máu ở các tĩnh mạch ngoại vi sẽ được phục hồi như sau một đêm ngủ 8 tiếng.


Phương pháp giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Bác sĩ Olimi Shirinbek khuyên rằng, để giảm nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, cần tránh lối sống ít vận động, ngồi và đứng lâu tại nơi làm việc và đừng quên các bài tập vật lý trị liệu, “thể dục tĩnh mạch”, nhằm tăng cường sức mạnh của cơ chân.

“Điều quan trọng là phải điều chỉnh cơ sinh học của bàn chân ở bệnh nhân bàn chân bẹt. Để làm điều này, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chỉnh hình và chọn miếng lót chỉnh hình phù hợp với bàn chân bạn. Đi xe đạp, bơi lội, tắm vòi hoa sen, đi bộ - tất cả những điều này giúp tăng cường cơ bắp của chân và cải thiện lưu thông máu”.


Hạ Thảo

Tin Cùng Chuyên Mục

Người trẻ suy thận, suy tim… sống cùng 'kẻ giết người' mà không biết

icon 0

Trước đây cao huyết áp chỉ xuất hiện ở người trên 65 tuổi thì hiện tại nhiều người từ 35 đến 55 tuổi đã mắc bệnh này thậm chí khi biến chứng nặng mới được phát hiện.

Những lợi ích 'vàng' của hạt sen, ai không nên ăn?

icon 0

Hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magiê, kali và phốt pho, trong khi đó, hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp nên phòng ngừa các bệnh mãn tính, bồi bổ sức khoẻ cho người suy nhược.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Cần đạo luật chống hành hung nhân viên y tế để làm nguội những cái đầu nóng

icon 0

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiến nghị cần có đạo luật chống hành hung nhân viên y tế để góp phần làm nguội những cái đầu nóng mỗi khi vào bệnh viện.

'Năm trước ngành y được tung hô mà gần đây bác sĩ liên tiếp bị hành hung'

icon 0

“Một năm trước đây họ được tung hô như những người anh hùng vậy mà gần đây liên tiếp xảy ra những vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế”…

6 loại trà tốt nhất cho người tiểu đường

icon 0

Uống trà không phải chỉ để giải khát, mà còn để chữa bệnh. Mỗi loại trà có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây là một số loại trà tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường do bác sĩ người Nga Olga Kashlyak tiết lộ.

Ngộ độc rượu, tử vong sau 30 phút nhập viện

icon 0

Trong vụ ngộ độc rượu ở TP.HCM, hiện 2 trường hợp nguy kịch đang phải thở máy, lọc máu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định và 2 bệnh nhân khác được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.

Khoai lang tím bị cho 'ra rìa' nhưng lại có rất nhiều tác dụng, cực kỳ tốt cho sức khỏe

icon 0

Trong khoai lang tím có chứa Anthocyanin, đây là một hợp chất thuộc nhóm Flavonoid Anthocyanin, một chất có nhiều tác dụng quý báu, bởi vậy nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm cũng như trong y học.

Tò mò xem thử phim sếp gửi, cô gái trẻ đâm 'nghiện' phải cầu cứu bác sĩ

icon 0

Cô gái trẻ được người sếp từng trải gửi cho những link phim người lớn, tò mò cô thử xem rồi nhanh chóng sa đà vào đến mức 'nghiện', không thể tự dứt ra, cô phải tìm đến bác sĩ

Giữa mùa hè mà sao bàn chân vẫn lạnh buốt?icon0Người để chân bị lạnh qua đêm sẽ dẫn tới thận bị tổn thương, tỳ dương hư sáng sớm ngủ dậy sẽ đau quặn bụng, đi ngoài tiêu chảy…

Sau 40 tuổi, nếu đàn ông có 4 dấu hiệu này vào buổi sáng chứng tỏ cơ thể còn rất tráng kiện

icon 0

Đàn ông cũng như phụ nữ, sức khỏe sẽ bị suy giảm theo thời gian. Sau đây là một số phương pháp đơn giản để các quý ông có thể tự kiểm tra sức khỏe của mình mà không cần đến sự thăm khám chuyên sâu.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook