Cách cô gái 22 tuổi tránh nợ nần và chi tiêu thoải mái khi mới xây dựng sự nghiệp
Cho đến nay, dù sống với mức lương khiêm tốn ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, Aspeyn Langhals hầu như không mắc nợ ngoài khoản vay mua ô tô.
Khi học đại học ngành vật lý trị liệu, Aspeyn Langhals nhận thấy mình muốn giúp đỡ những người bị bệnh hoặc bệnh nhân bị thương có thể đứng vững. Sau đó, cô cũng xem một video trên Youtube về nội dung phục hồi chức năng cho chó. Cô cho hay: "Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình muốn làm một thiết bị hỗ trợ cho động vật vì tôi rất yêu chúng."
Langhals (22 tuổi) đã chuyển sang học ở trường thú y và theo học Viện hồi phục chứng năng Canine. Cô đang tham gia một khóa học để trở thành một y tá hồi phục chức năng cho chó. Dự kiến, khóa học sẽ kết thúc vào tháng 1/2023.
Trong hơn 2 năm qua, cô đã làm công việc toàn thời gian là trợ lý hồi phục chức năng cho chó, hỗ trợ cả các "bệnh nhân cún" trong giai đoạn hậu phẫu và lão khoa, cũng như giúp những chú chó bị bệnh mãn tính có thể đi lại được.
Langhals rất yêu công việc của mình nhưng mức thu nhập lại không thực sự hấp dẫn với mức sống ở Mỹ. Mức lương trước thuế của cô là 32.000 USD, tương đương mỗi tháng cô kiếm được 2.200 USD.
Sau khi ly dị, cha mẹ của Langhals đều chìm trong nợ nần, cô nhớ lại. Bởi vậy, cô không muốn tình cảnh ấy lặp lại với cuộc đời mình. Cô nói: "Tôi có một nỗi sợ rất lớn về nợ nần từ khi còn rất trẻ. Ở tuổi 12, tôi đã đặt mục tiêu về việc mình phải học một trường đại học thực sự tốt và kiếm được nhiều tiền để cuộc sống dễ dàng hơn, hoặc chỉ đơn giản là không rơi vào cảnh nợ nần."
Vì bố của Langhals làm trong ngành quân đội nên cô không phải lo trang trải chi phí học đại học và không có bất kỳ khoản nợ sinh viên nào. Cho đến nay, dù sống với mức lương khiêm tốn ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, Langhals hầu như không mắc nợ, ngoài khoản vay mua ô tô.
Đây là cách Langhals chi trả cho cuộc sống hàng ngày vào tháng 8 vừa qua:
Chuyến đi đến Colorado: 1.213 USD cho chuyến đi để theo học một chương trình lấy chứng chỉ, bao gồm tiền học, vé máy bay và ăn uống
Tiền nhà và tiện ích: 710 USD tiền thuê nhà và 59 USD phí tiện ích
Ăn uống: 492 USD cho các buổi đi siêu thị, ăn ngoài hàng và uống café
Di chuyển: 289 USD đối với khoản vay ô tô và tiền xăng
Không thiết yếu: 271 USD để mua sắm và đồ ăn cho mèo
Bảo hiểm: 220 USD cho bảo hiểm y tế, nha khoa, mắt, ô tô và thương tật ngắn hạn
Phí đăng ký và thành viên: 175 USD cho phí thành viên phòng gym và studio làm gốm, cùng gói đăng ký Spotify, Audible và Adobe Photoshop
Langhals làm việc 3 ca 12 giờ/tuần. Cô dành đến 4 ngày để tận hưởng sở thích của mình và có thời gian cho bạn bè, gia đình. Thông thường, vào ngày nghỉ, cô tìm hiểu về nghệ thuật, cô vẽ tranh hoặc làm thơ. Năm 2019, cô bắt đầu bán tác phẩm nghệ thuật và đồ gốm của mình và kiếm được 500 USD.
Cô chia sẻ: "Tôi chỉ mới làm những công việc phụ đó vì thấy rất vui, nó giống sở thích hơn là việc kiếm tiền. Tôi nhanh chóng nhận ra là mình có thể làm ra cả triệu cái bát nhưng với 1 triệu cái thì tôi sẽ làm gì với chúng?"
Ngoài ra, cô cũng dành một phần ngân sách để ra ngoài ăn tối và uống café. Vào tháng 8, cô đã chi 86 USD cho café. Cô có một ý tưởng khá hay về những khoản chi nào là phù hợp với bản thân. Mỗi khi nhận được lương (2 lần/tháng), cô gửi 250 USD vào tài khoản để chi tiêu các khoản hàng ngày như đi siêu thị, tiền xăng, thực phẩm và uống café. Cô dùng thẻ tín dụng để thanh toán các khoản này và trả hết mỗi tháng.
Số tiền còn lại sẽ được chuyển vào tài khoản mà cô sử dụng để thanh toán các loại hóa đơn thông thường, như tiền thuê nhà, điện nước và bảo hiểm.
Tuy nhiên, cách chi tiêu của Langhals vẫn gặp phải một số vấn đề. Cô chuyển toàn bộ số tiền chưa chi tiêu trong tháng vào tài khoản tiết kiệm.
Vào tháng 8, cô đến Colorado để hoàn thành chứng chỉ, vé máy bay và khách sạn tiêu tốn hơn 900 USD. Cô dự định sẽ đi cùng anh trai để di chuyển, nhưng chiếc xe của anh cô đã bị mất trộm. Cuối cùng, Langhals phải trả 116 USD để đi Uber và phải mua thêm một số đồ dùng cá nhân.
Trước chuyến đi, cô chỉ có hơn 2.000 USD tiền mặt. Sau đó, cô trở về với 1.050 USD. Nhìn chung, chuyến đi đã tiêu tốn khoảng 8.000 USD và được công ty chi trả khoảng 1 nửa số tiền đó.
Langhals không ngần ngại chi tiền cho khóa học này vì cô sẽ được tăng lương sau khi nhận chứng chỉ. Cô dự kiến mức lương của cô hàng năm sẽ ở khoảng 40.000 đến 44.000 USD. Cô cho hay: "Giáo dục luôn là một khoản đầu tư. Vì vậy, chắc chắn tiền tiết kiệm của tôi có bị ảnh hưởng một chút nhưng tôi thấy nó xứng đáng với những gì tôi kiếm được sau đó."
Song, ngoài học phí và một khoản tiền nhỏ tích trữ cho "những ngày mưa", Langhals lại không đầu tư cho tương lai, ví dụ như bỏ tiền vào tài khoản môi giới hay hưu trí. Cô cho biết, nguyên nhân là vì cô không đủ khả năng chi trả. Cô dự định sẽ bắt đầu đầu tư cho khoảng thời gian nghỉ hưu khi kiếm được nhiều tiền hơn.
Nguồn: CNBC
Theo Vu Lam