Các trường đại học đồng loạt tăng học phí, áp lực "kép" đổ lên đầu phụ huynh và sinh viên
Nhiều người cảm thấy vô cùng áp lực khi học phí ở các trường tăng lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần.
"Giá xăng tăng, thì học phí cũng tăng"
Theo bạn Phạm Thanh Huyền (Sơn La), vấn đề tăng học phí luôn là mối lo của các học sinh, sinh viên. Dạo gần đây, cô bạn đã chứng kiến rất nhiều sinh viên "than thở" về chuyện các trường đại học đồng loạt tăng học phí. Điều đó, khiến rất nhiều người "trở tay không kịp" và cảm thấy vô cùng lo lắng về việc sẽ phải chi trả khoản phí "khổng lồ" đó ra sao. Thanh Huyền cùng bạn bè thường nói đùa với nhau rằng: "Giá xăng tăng, thì học phí cũng tăng".
"Đó là một hiện tượng khá phổ biến, bởi vì nhu cầu sống của người Việt Nam đang được cải thiện. Khi học phí tăng thì các trường sẽ tập trung vào việc sẽ đầu tư ngược lại vào cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục... để tạo nhiều cơ hội hơn cho sinh viên. Do đó, xét về một mặt thì việc tăng học phí là một điều hợp lý.
Tuy nhiên, tăng học phí cũng là 'con dao hai lưỡi' vì nó sẽ gây ra khó khăn cho học sinh, sinh viên để có thể xoay sở. Các bạn sẽ phải phân bổ thời gian đi làm thêm để có thể chi trả cho số tiền học phí, điều đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Không chỉ thế, nó sẽ là nhân tố tác động đến việc lựa chọn trường của các bạn học sinh".
Trong khi đó, bạn Lê Quỳnh Anh, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội lại cảm thấy không khỏi bất ngờ khi trường thông báo tăng học phí. Đối với các bạn sinh viên Y nói chung, thời gian bỏ ra để "vùi đầu vào sách vở" lớn hơn rất nhiều so với những bạn học sinh ở các chuyên ngành khác, vậy nên Quỳnh Anh cho rằng đó chính là một khoản đầu tư cho tương lai nhưng không phải ai cũng có khả năng chi trả.
Cô Bích Nga (50 tuổi) chia sẻ, việc tăng học phí của các con đang âm thầm tạo ra những áp lực lên các bậc cha mẹ. Dù nói ra hay không nhưng phụ huynh sẽ thêm một mối lo mang tên học phí. Số tiền đó sẽ được đầu tư như thế nào và có thỏa đáng so với mức chi phí bỏ ra hay không lại mà một điều cô Nga cảm thấy "lấn cấn".
"Gia đình sẽ thêm gánh nặng về tiền bạc, thêm một mối lo về chi phí. Ai cũng muốn những điều tốt đẹp cho con, vì thế bố mẹ sẽ phải cố gắng hơn để con cái có thể bằng bạn bằng bè và có được một tấm bằng sau khi ra trường"
Đó cũng là mối quan tâm chung của nhiều bậc phụ huynh khi thấy các trường đồng loạt tăng học phí. Một vài cha mẹ cảm thấy mức tăng đó nằm trong khoảng có thể chi trả được, nhưng cũng có không ít người bị rơi vào trạng thái áp lực và suy nghĩ rất nhiều về vấn đề học phí của con.
Tạm gác lại đam mê vì rào cản mang tên "học phí"
Chia sẻ về vấn đề này, bạn Như Phương, học sinh lớp 12 (Hòa Bình) kể lại việc đã phải "quay xe" để đăng ký một trường đại học khác vì ngôi trường mà cô bạn yêu thích sẽ tăng học phí gấp đôi, thậm chí gấp ba trong năm học tới.
"Đó là ngôi trường đại học mơ ước trong suốt ba năm cấp ba của mình. Trong năm học tới, nhà trường sẽ từ bỏ hệ thường mà đồng loạt chuyển lên hệ chất lượng cao ở tất cả các ngành, chuyên ngành. Điều đó, sẽ đồng nghĩa với việc học phí sẽ tăng lên rất nhiều và vượt ngoài khả năng chi trả của bản thân. Có lẽ vậy nên mình sẽ phải tạm gác lại giấc mơ này"
"Cô cảm thấy vô cùng buồn khi thấy con không thể theo đuổi được đam mê của mình. Đôi lúc, cô cũng động viên Như Phương tiếp tục theo đuổi ngành nghề mà bản thân yêu thích và bố mẹ sẽ cố gắng để có thể chi trả khoản học phí đấy. Nhưng bạn ý đã từ chối và mong muốn theo học một ngôi trường khác để phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình".
"Mình sẽ phải cân nhắc đến việc đi làm thêm để có thể chi trả cho cuộc sống và học tập. Tuy nhiên, việc đi làm sẽ 'ngốn' rất nhiều thời gian của m
được mà lùi cũng không xong, mình đang vô cùng phân vân để đưa ra những quyết định cho bản thân".
"Điều này thực sự sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với sinh viên. Nhiều bạn có hoàn cảnh sẽ không đủ đáp ứng điều kiện và khó có thể theo học lâu dài. Điều này sẽ làm mất đi cơ hội học tập của nhiều sinh viên, nhất là những sinh viên có năng lực"
Bản thân Quỳnh Anh mong muốn nhà trường sẽ có những chính sách để tạo điều kiện học tập và hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên. Bên cạnh đó, sẽ là tốt hơn nếu có một kế hoạch cụ thể, nhất quán và đặc biệt là một lời giải thích thích đáng về việc tăng học phí chứ đừng chỉ dừng lại ở những lời giải thích bằng văn bản, bởi lẽ sinh viên suy cho cùng cũng chỉ mong câu trả lời rõ ràng hơn.
Theo Huỳnh Đức
Tri thức trẻ