Các nước G7 họp đánh giá vấn đề liên quan đến công cụ AI
Các quan chức Nhóm G7 sẽ họp vào tuần tới để xem xét những vấn đề do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT gây ra.
Theo VTV, lãnh đạo các nước G7 vào tuần trước đã đồng ý thành lập một diễn đàn liên chính phủ có tên là "Hiroshima AI process" để thảo luận về các vấn đề xung quanh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển nhanh chóng.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Nhật Bản Takeaki Matsumoto cho biết, các quan chức chính phủ G7 sẽ tổ chức cuộc họp về AI đầu tiên vào ngày 30/5 và xem xét những vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông tin sai lệch và cách quản lý công nghệ AI.
Cuộc họp diễn ra khi các nhà quản lý công nghệ trên toàn thế giới đánh giá tác động của những dịch vụ AI phổ biến như ChatGPT của OpenAI do Microsoft hậu thuẫn.
EU đang tiến gần hơn đến việc ban hành đạo luật lớn đầu tiên trên thế giới về AI, bật đèn xanh cho các chính phủ khác xem xét những quy tắc nào nên được áp dụng cho các công cụ AI.
Nhật Bản, với tư cách là nước Chủ tịch G7 năm nay, "sẽ dẫn dắt cuộc thảo luận của G7 về việc sử dụng công nghệ AI sáng tạo một cách có trách nhiệm", ông Matsumoto nói, đồng thời cho biết thêm rằng diễn đàn hy vọng sẽ đưa ra những đề xuất cho các nguyên thủ quốc gia vào cuối năm nay.
Theo Vietnamplus , tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Hiroshima (Nhật Bản) hồi tuần trước, G7 đã nhất trí xây dựng diễn đàn liên chính phủ mang tên “Tiến trình AI Hiroshima” để thảo luận những vấn đề liên quan đến các công cụ AI đang phát triển nhanh chóng.
Theo Bộ trưởng Truyền thông Nhật Bản Takeaki Matsumoto, các quan chức chính phủ của G7 sẽ tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên đầu tiên về AI vào ngày 30/5 tới và thảo luận những vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cách thức quản lý thông tin sai lệch và công nghệ.
Với tư cách là Chủ tịch luân phiên G7 năm 2023, Nhật Bản “sẽ dẫn dắt G7 thảo luận về chủ đề sử dụng công nghệ AI tạo sinh."
Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra những gợi ý chính sách cho các nguyên thủ quốc gia vào cuối năm nay.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) và công ty Google muốn thiết lập các quy tắc tự nguyện về kiểm soát AI trong quá trình chờ đợi EU ban hành luật về công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.
EU và Mỹ có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác về AI để thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu trước khi luật kiểm soát AI ra đời, trong bối cảnh vấn đề này đã trở nên cấp bách hơn kể từ sau sự ra đời của ChatGPT.
Đào Vũ (T/h)