Các Ngân hàng Trung ương đua nhau "tích" tiền mặt phòng khi cần cứu đồng nội tệ
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang hoán đổi trái phiếu kho bạc Mỹ thành tiền mặt, đề phòng trường hợp họ cần can thiệp vào thị trường để giữ vị thế đồng tiền của mình.
Các quan chức phụ trách lĩnh vực ngoại tệ của nhiều quốc gia đã bán ra 29 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 5/10, nâng tổng mức bán trong 4 tuần lên 81 tỷ USD. Đây là đợt bán mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.
Với việc đồng USD mạnh chưa từng có và nguy cơ suy thoái tăng vọt, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các ngân hàng trung ương đang tích trữ tiền mặt. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, từ Tokyo đến Santiago, đều đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng nội tệ bằng các giải pháp ứng biến, chẳng hạn như bơm USD trực tiếp vào thị trường.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể gia tăng dự trữ ngoại hối trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Ở Đông Nam Á, dự trữ ngoại hối của nhiều nước đã giảm sau khi đồng USD tăng giá mạnh, thúc đẩy việc tái định giá tài sản và gây thêm áp lực bán đối với đồng nội tệ.
Trong tháng 9 dự trữ của Malaysia và Indonesia đã giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ năm 2020. Dự trữ ngoại hối của Thái Lan cũng giảm xuống mức thấp nhất 5 năm, khiến quốc gia này rơi vào hàng ngũ các nước châu Á mới đổi đang phải đối mặt với nguy cơ suy yếu.
Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản chỉ còn 1,24 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 9, giảm 54 tỷ USD so với tháng trước. Tuy nhiên, lượng trái phiếu trị gía 1,04 nghìn tỷ USD mà Nhật Bản đang nắm giữ đã giảm còn 985 tỷ USD trong tháng 8, dấu hiệu cho thấy Tokyo đã bán tài sản thu về tiền mặt để can thiệp vào nền kinh tế.
Tham khảo: Bloomberg