Các ngân hàng trung ương châu Á đã chậm chân trong việc bảo vệ đồng tiền?

Chia sẻ Facebook
21/07/2022 18:37:15

Sau một năm toàn cầu phải thắt chặt chính sách tiền tệ, các ngân hàng trung ương châu Á giờ đã thấy họ phải cố gắng bắt kịp xu thế chung để giải quyết lạm phát gia tăng và bảo vệ đồng tiền đang suy yếu.

Ngân hàng trung ương Indonesia - Ảnh: REUTERS

Các nhà phân tích thị trường cho rằng Indonesia - con chim bồ câu mới nổi ở châu Á sẽ là nước tiếp theo đẩy lãi suất lên cao hơn. Các nhà hoạch định chính sách nước này đang phải vội vàng thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ đang giải quyết vấn đề giá tăng.


Tuần trước, Singapore và Philippines đã gây bất ngờ cho thị trường với các thông báo thắt chặt đột xuất, nhấn mạnh sự cấp bách trong quyết định tăng lãi suất vừa qua của họ.


Theo hãng tin Reuters , châu Á đã tụt hậu, khi phần còn lại của thế giới bao gồm cả các thị trường mới nổi, bắt đầu nâng lãi suất từ đầu tháng 6-2021, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu nhanh chóng thắt chặt chính sách của mình.

Khoảng thời gian lạm phát tương đối giảm, các ngân hàng trung ương ở châu Á đã chủ quan với chính sách ôn hòa, trong nỗ lực hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Chính điều này đã dẫn đến suy yếu tiền tệ và dòng vốn của các nước châu Á.

"Có phải các ngân hàng trung ương châu Á đã hành động quá chậm? Vâng, tôi biết, đó là một câu hỏi phổ biến", ông Ravi Menon, giám đốc điều hành của Cơ quan tiền tệ Singapore, cho biết tại một hội nghị hôm 19-7.

"Rất ít người thấy điều sắp xảy ra. Các thị trường đã không nhìn thấy điều đó. Sự gia tăng của lạm phát diễn ra khá nhanh, một cách bất thường. Nhiều người nghĩ rằng rủi ro lớn hơn nằm ở chỗ giảm tốc độ tăng trưởng và họ không nghĩ rằng lạm phát nhanh lại xảy ra", ông Menon nói.

Vì vậy, tiền tệ và trái phiếu các nước châu Á đã phải chịu tổn thất nặng.

Trong số những đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đồng peso của Philippines đã giảm hơn 10% tính từ đầu năm 2022 đến nay. Lợi tức trái phiếu chính phủ của nước này đã tăng vọt khoảng 200 điểm cơ bản (bps) kể từ đầu năm.

Đồng baht của Thái Lan đã giảm hơn 10% trong năm 2022 và Thái Lan đã đánh mất chuỗi 5 tháng đầu tư nước ngoài đổ vào cổ phiếu, để mất 816 triệu USD vào tháng 6.

Tuần trước, một giám đốc cấp cao của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết ngân hàng có khả năng cao sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 8.

Tháng 7, Thái Lan và Indonesia đã chứng kiến ​​lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều năm.

Ngay cả Hàn Quốc, quốc gia bắt đầu tăng lãi suất từ ​​tháng 8-2021, cũng chứng kiến ​​giá tăng mức cao nhất trong 24 năm vào tháng 6, gây ra đợt tăng lãi suất kỷ lục nửa điểm vào tuần trước.

Ấn Độ, quốc gia lần đầu tiên chứng kiến ​​việc ngân hàng trung ương của mình tăng lãi suất thêm 40 bps trong một động thái không theo chu kỳ vào tháng 5. Quyết định được đưa ra khi dòng vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài rút đi trong 6 tháng liên tiếp, góp phần khiến đồng rupee giảm kỷ lục.

"Chúng ta đang đối phó với bối cảnh chính sách tiền tệ toàn cầu chặt chẽ hơn nhiều, vì vậy chắc chắn các ngân hàng trung ương châu Á nói chung phải tiếp tục tăng lãi suất", nhà kinh tế Wellian Wiranto của nhóm ngân hàng OCBC (Singapore) cho biết.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang từng bước trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, với 85% ngân hàng trung ương quan tâm đến việc nắm giữ tài sản này.

Chia sẻ Facebook