Các ngân hàng cũng than thiếu nhân lực an toàn thông tin
Theo các chuyên gia đến từ Sacombank và SCB, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đang gặp khó khăn, thiếu nhân lực an toàn thông tin mạng.
Bảo mật
Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng chính phủ số và xã hội số được nhận định là đang diễn ra rất mạnh mẽ. Theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi ngày một người Việt Nam trực tuyến trên Internet gần 7 tiếng. Thời lượng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và sẽ tạo ra thách thức rất lớn cho những người chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho rằng, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước cần đảm bảo có một bộ phận làm đầu mối chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo vệ an toàn, an ninh mạng.
Với khối các ngân hàng tài chính - nhóm đối tượng luôn được hacker “yêu thích”, trong chuyển đổi số, bề mặt tấn công mạng vào các hệ thống của các ngân hàng ngày càng mở rộng.
Bởi lẽ, theo phân tích của các chuyên gia, chuyển đổi số đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải cung cấp, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ trên kênh số; đa dạng các phương thức giao tiếp giữa ngân hàng và người dùng. Điều này cũng có nghĩa là kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng. Các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin mạng sẽ ngày càng lớn.
Thế nhưng, trong chia sẻ tại phiên thảo luận mở của hội nghị bàn tròn cấp cao Lãnh đạo CNTT và An toàn thông tin năm 2022 được tổ chức tại TP.HCM chiều ngày 21/9, đại diện một số ngân hàng thương mại cho biết các ngân hàng đang rất thiếu nhân lực an toàn thông tin.
Ông Nguyễn Đăng Phước Đống, Giám đốc Trung tâm An toàn thông tin của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho rằng, 100% các ngân hàng tại Việt Nam đều đang gặp khó khăn về nhân lực an toàn thông tin.
Cụ thể, tại Sacombank, những năm gần đây, ngân hàng đã có chiến lược chuyển đổi số và đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn thông tin. Ngân sách hằng năm chi cho an toàn thông tin đều cao hơn mức 10% tổng chi cho CNTT mà Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị. “Tuy nhiên, khi thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, an toàn thông tin, chúng tôi lại gặp vấn đề về nhân lực. Dù đã có ngân sách cho an toàn thông tin, nhưng để “xài” số tiền đó thì cần có đội ngũ chuyên môn” , ông Nguyễn Đăng Phước Đống chia sẻ.
Nhận định việc thiếu nhân lực an toàn thông tin đang là vấn đề rất đau đầu của nhiều ngân hàng, vị Giám đốc An toàn thông tin của Sacombank thông tin thêm: “Dù đãi ngộ cho nhân sự làm an toàn thông tin không phải là không cạnh tranh. Song với các ngân hàng, hiện việc tuyển được nhân sự làm an toàn thông tin phải mất nhiều thời gian, và giữ được người lại càng khó hơn”.
Tương tự như Sacombank, ở ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Phó Tổng giám đốc SCB Trương Ngọc Lũy cho biết, việc đảm bảo an toàn thông tin được Ban lãnh đạo rất quan tâm. Do đó, ngân sách, chi tiêu cho an toàn thông tin luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, SCB cũng gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng chất lượng. “Có lẽ do nhiều ngân hàng cũng thiếu nên vấn đề thu hút lực lượng bảo vệ các hệ thống thông tin đang gặp khó khăn” , ông Trương Ngọc Lũy nêu quan điểm.
Ở góc độ của doanh nghiệp hoạt động trong xuất nhập khẩu, logistics, ông Bùi Hải Quân, Giám đốc CNTT, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, trong 3 năm gần đây, đơn vị đầu tư mạnh cho các mảng CNTT, an toàn bảo mật. Kinh phí chi cho an toàn thông tin luôn chiếm từ 18 - 20% tổng ngân sách cho CNTT, chuyển đổi số.
“Nhiều giải pháp công nghệ cũng như đảm bảo an toàn thông tin đã được đầu tư. Song khó khăn lớn nhất hiện nay của chúng tôi chính là vấn đề con người, nhân sự để giám sát, vận hành các hệ thống. Thời gian qua, chúng tôi đã cố gắng chống đỡ nhưng vẫn không đủ, luôn trong tình trạng quá tải”, ông Bùi Hải Quân chia sẻ.
Trong chia sẻ hồi cuối năm ngoái, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Việt Nam và thế giới đều đang thiếu khoảng 50% chuyên gia bảo đảm an toàn thông tin.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng trong kỷ nguyên số, Bộ TT&TT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025.
Một điểm mới của Đề án này là việc quy định trách nhiệm đào tạo kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin trong các tổ chức kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị vận hành các hạ tầng quan trọng như viễn thông, Internet, trung tâm dữ liệu, các hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Các chuyên gia tham gia thảo luận mở chiều ngày 21/9 cũng kỳ vọng rằng thời gian tới công tác đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin của các cơ sở đào tạo trên cả nước được gia tăng sẽ giúp bổ sung nhân sự chất lượng cho các doanh nghiệp, trong đó có các ngân hàng, công ty tài chính.
Vân Anh
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Cảnh báo tình trạng lộ tài khoản người dùng tại một số hệ thống cơ quan nhà nước của Hà Nội
icon 0
Công an Hà Nội mới đây đã có thông báo cảnh báo đến các sở, ban, ngành của thành phố về tình trạng lộ thông tin đăng nhập của các tài khoản thông tin cá nhân thuộc hệ thống của một số cơ quan nhà nước trên địa bàn.
“An toàn, an ninh mạng là trụ cột quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số”
icon 0
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, an toàn an ninh mạng là 1 trụ cột, 1 nội dung quan trọng để tạo niềm tin số, thúc đẩy chuyển đổi số.
Hệ thống kinh doanh bảo hiểm qua mạng phải tích hợp chứng thư số
icon 0
Hệ thống giao dịch bảo hiểm trực tuyến phải tích hợp giải pháp có sử dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các giải pháp xác thực khác (nếu có).
Ngành An toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật Mật mã đã có điểm trúng tuyến
icon 0
Chiều ngày 15/9, Hội đồng tuyển sinh Học viện Kỹ thuật Mật mã đã công bố điểm trúng tuyến vào 3 ngành đào tạo đại học chính quy - hệ đóng học phí năm 2022 ở 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM của trường.
Phát động chiến dịch toàn dân cùng “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam
icon 0
“Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng” năm 2022 được Bộ TT&TT triển khai trên diện rộng. Các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí trên cổng thông tin khonggianmang.vn
Phát hiện thêm 1 trang web giả mạo thương hiệu EVN icon 0
Trang web có tên miền evn158.top sử dụng một số nội dung, hình ảnh, logo có thể gây hiểu nhầm là ấn phẩm thông tin thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Chuyên gia khuyến nghị 6 bước giúp các cơ sở y tế bảo vệ dữ liệu người dùng
icon 0
Trước nguy cơ lộ lọt dữ liệu người dùng dịch vụ y tế, chuyên gia bảo mật khuyến nghị các cơ sở y tế của nhà nước cũng như tư nhân nên thực hiện 6 bước cả trước và trong quá trình chuyển đổi số.
XEM THÊM BÀI VIẾT