Các hành tinh biến mất tiết lộ chiến tranh giữa các vì sao trong hệ Mặt Trời

Chia sẻ Facebook
28/05/2022 09:47:04

Qua kiểm tra các nhà thiên văn học phát hiện trong hệ Mặt Trời có nhiều hành tinh biến mất một cách bí ẩn. Trải qua quá trình nghiên cứu, nhiều học giả cho rằng nơi đây đã từng xảy ra cuộc chiến giữa các vì sao…

Trong hệ Mặt Trời hiện tại có tổng cộng 8 hành tinh. (Ảnh: Demo)

Hiện tại, theo tuyên bố chính thức của giới thiên văn, ngoại trừ sao Diêm Vương bị loại ra khỏi hàng ngũ, thì hiện có tổng cộng 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Tuy nhiên, sau khi tính toán theo nhiều mô hình khác nhau, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có ít hành tinh hơn trong hệ Mặt Trời. Chuyện gì đang xảy ra? Các hành tinh đó đã biến đi đâu?

Công thức toán học bí ẩn

Đây là một công thức toán học bí ẩn có thể được biểu diễn dưới dạng: a = (n + 4)/10, trong đó n = 0, 3, 6, 12, 24, 48 … ngoại trừ 0, khi n≥3, số sau gấp 2 lần con số liền trước. Đây là một dãy số được nhà thiên văn học người Đức Johann Daniel Titius phát hiện vào năm 1766 một cách tình cờ. Thay n vào công thức ta được 0,4; 0,7; 1,0; 1,6; 2,8; 5,2; 10,0; 19,6. Thoạt nhìn thì có vẻ không có gì đặc biệt, nhưng dưới con mắt của những nhà thiên văn thì lại khác. Những con số này gần bằng số đơn vị thiên văn giữa các hành tinh riêng lẻ và Mặt Trời. Một đơn vị thiên văn (AU) được định nghĩa là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng 150 triệu km.


Theo công thức trên, chúng ta hãy quan sát một chút về thứ tự sắp xếp này: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, mất tích , Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương – 0,4; 0,7; 1,0; 1,6; 2,8; 5,2; 10,0; 19,6

Cẩn thận quan sát, bạn thấy gì? Chính là, ở con số 2,8 giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, một hành tinh đang bị mất tích!

Theo công thức này, các nhà thiên văn học vào thế kỷ 18 đã xác định rằng vẫn còn một hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, và đặt tên cho nó là “Hành tinh Maldek”, nó trở thành khu vực quan sát chủ chốt của các nhà thiên văn. Kết quả trong quỹ đạo lẽ ra thuộc hành tinh Maldek, nhiều tiểu hành tinh đã được tìm thấy, các nhà thiên văn đặt tên cho nó là vành đai tiểu hành tinh.

Theo trang web chính thức của NASA, số lượng tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh vượt quá 1 triệu và con số hiện có thể xác định được là: 1.113.527. Nếu cộng lại các tiểu hành tinh này, tổng khối lượng của chúng sẽ thấp hơn một chút so với khối lượng của Mặt Trăng và hầu hết các tiểu hành tinh đều có hình dạng bất thường.

Tại sao nơi này lại không có hành tinh nào? Mà chỉ là đá vụn? Một số người giải thích rằng do khối lượng của sao Mộc bên ngoài quá lớn, lực hấp dẫn quá mạnh tác động lên những mảnh vụn đó tạo thành một hành tinh. Nhưng sao Thủy chỉ cách Mặt Trời 0,4 AU, và nó có thể tạo thành một hành tinh hoàn chỉnh. Vành đai tiểu hành tinh cách sao Mộc khoảng 2,4 AU, cách sao Thủy 6 lần so với Mặt Trời, và khối lượng của sao Mộc chỉ bằng một phần nghìn khối lượng của Mặt Trời. Làm thế nào nó có thể ảnh hưởng đến những mảnh vụn này để hình thành các hành tinh?

Giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, một hành tinh đang bị mất tích. (Ảnh: Demo)

Vụ nổ hành tinh lớn tạo vành đai tiểu hành tinh?

Năm 1802, nhà thiên văn học người Đức Heinrich Olbers đưa ra thuyết “vụ nổ lớn” (Big Bang), ông tin rằng những tiểu hành tinh này không được hình thành một cách tự nhiên mà là sản phẩm nổ của một hành tinh lớn.

Nếu vậy thì hành tinh phát nổ có thể không nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất. Bởi vì những gì chúng ta nhìn thấy hiện tại chỉ là những mảnh vụn sau vụ nổ, tức là chỉ những mảnh vỡ sau vụ nổ, hầu hết đều bị hóa hơi trong vụ nổ khổng lồ, và một số mảnh vỡ bay ra khỏi quỹ đạo của chúng dưới một lực rất lớn. Một số đã lệch khỏi quỹ đạo của chúng trong một thời gian dài và rơi xuống các hành tinh khác.

Vậy điều gì đã khiến hành tinh nổ tung? Trước đây chúng ta có nói về Boriska, cậu bé đến từ sao Hỏa và Onik, người sao Kim, trong các số báo trước và cả hai đều nói về việc có một nền văn minh cao cấp trên hành tinh của họ. Chúng tôi cũng đề cập rằng một số nhà khoa học tin rằng chiến tranh hạt nhân đã phá hủy bầu khí quyển của sao Hỏa, còn sao Kim thì có thể là do vụ phun trào magma đột ngột gây ra bởi chiến tranh hạt nhân mang carbon dioxide vào khí quyển, và hiệu ứng nhà kính khiến nước trên bề mặt sao Kim bay hơi hoàn toàn.

Thực sự có Chiến tranh giữa các vì sao trong hệ mặt trời? Maldek có phải vì điều này mà biến mất? Vì có người nhận mình từng sống ở sao Kim và sao Hỏa, vậy Maldek đã từng có sự sống hay không?

Chưa kể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số tiểu hành tinh thực sự có chứa nước, vào tháng 10/2008, một tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh đã rơi xuống Trái Đất, sau khi ma sát và đốt cháy trong khí quyển, các mảnh thiên thạch đã rơi xuống sa mạc Nubian ở Sudan. Các nhà khoa học đặt tên cho tiểu hành tinh rơi xuống là 2008TC3. Các nhà nghiên cứu đã thu thập được hơn 600 mảnh thiên thạch với tổng trọng lượng khoảng 10,5kg. Một trong những mảnh vỡ của thiên thạch chỉ nặng 50 miligam nhưng kết quả kiểm tra lại cực kỳ kinh ngạc. Khi đánh bóng các mảnh vỡ và kiểm tra thành phần của chúng bằng kính hiển vi hồng ngoại, nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy cho biết: mảnh vỡ chứa nước. Theo tính toán, tiểu hành tinh va vào Trái đất có khả năng chứa nhiều nước.

Nếu có nước, thì có thể có sự sống, có thể từng có sự sống trên hành tinh đã mất Maldek, và nó có thể đã bị hủy diệt trong vụ nổ.

Giáo sư Michael Ovenden, một nhà thiên văn học tại Khoa Thiên văn của Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, đã dành 25 năm để xây dựng một số bằng chứng chắc chắn rằng vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt Trời thực sự được tạo thành từ một vụ nổ của một hành tinh, và vụ nổ này không hề đơn giản.

Sau đó, Giáo sư Owenden cho rằng các tiểu hành tinh và thiên thạch phải đến từ một tổng thể lớn, bởi vì chúng tạo thành một cấu trúc tinh thể rất phức tạp, chỉ có thể được hình thành trong hàng triệu quá trình nguội đi cực kỳ chậm. Khối lượng lớn này có đường kính ít nhất từ ​​vài trăm dặm đến vài nghìn dặm.

Ông phát hiện ra rằng nhiều thiên thạch đã bị nhiễm từ, như thể chúng ở trong từ trường của một đại hành tinh xoay tròn. Hơn nữa, hầu hết các thiên thạch chứa sắt cho thấy chúng đã bị tia vũ trụ chiếu xạ hàng chục lần, chúng hình thành do bức xạ nhiệt hạch khi hành tinh nổ tung. Giáo sư Owenden cho rằng chỉ một vụ nổ nhiệt hạch mới có thể tạo ra nhiệt độ rất cao trên bề mặt của các tiểu hành tinh và thiên thạch để tạo thành nhiều khối cầu kim loại và đá nóng chảy như thủy tinh. Nói cách khác, chính là sinh mệnh cao tầng đã gây ra sự phát nổ của hành tinh này.

Nhà thiên văn học người Đức Heinrich Olbers đưa ra thuyết “vụ nổ lớn” (Big Bang). (Ảnh: Youtube)

Vành đai Kuiper – Một hành tinh tan rã khác

Một số bạn có thể nghĩ rằng điều đó thật khó tin. Trên thực tế, các nhà khoa học còn có khám phá đáng kinh ngạc hơn, đó là không chỉ có một hành tinh lớn biến mất khỏi hệ Mặt Trời.

Chúng ta biết rằng hệ Mặt Trời hiện có 4 hành tinh cận Nhật, có quỹ đạo gần với Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, tất cả đều là lõi sao rắn, có kích thước và khối lượng tương đối nhỏ, và chỉ có 1 hoặc 2 vệ tinh, Trái Đất của chúng ta là lớn nhất trong 4 hành tinh; Ngoài ra còn có 4 hành tinh xa trong hệ Mặt Trời, là những hành tinh ở xa Mặt Trời, có kích thước và khối lượng rất lớn. Đó là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, mỗi hành tinh có nhiều vệ tinh.

Sao Mộc có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất và có 79 vệ tinh; Sao Thổ có khối lượng gấp 95 lần Trái Đất và có 82 vệ tinh; Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng có khối lượng lần lượt là 14 và 17 lần khối lượng của Trái Đất, và có ít nhất 27 và 14 vệ tinh tương ứng, vì chúng ở rất xa Trái Đất, nên có nhiều vệ tinh mà con người chưa biết. Và vì sao Thiên Vương và sao Hải Vương ở xa Mặt Trời, nhiệt độ cực thấp, nên như thể chúng bị đóng băng, các nhà khoa học gọi chúng là những tinh cầu băng khổng lồ.

Tiếp theo chúng ta sẽ nói về sao Diêm Vương xa Mặt Trời hơn, cách Mặt Trời 39 AU, các nhà khoa học đã từng phát hiện ra một hành tinh vào năm 1930 và đặt tên cho nó là “Sao Diêm Vương”. Tuy nhiên, thể tích và khối lượng của Sao Diêm Vương này rất nhỏ, mặc dù lớn hơn các ngôi sao trong vành đai tiểu hành tinh, nhưng khối lượng của Sao Diêm Vương chỉ bằng hai phần nghìn của Trái Đất, các nhà khoa học tự hỏi tại sao không có những hành tinh lớn như Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương ở đây?

Trong 2 hoặc 3 thập kỷ gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra sự thật gây sốc ở đây, hóa ra ở đây cũng có rất nhiều tiểu hành tinh dày đặc. Các nhà thiên văn gọi nó là “vành đai Kuiper” (Kuiper belt). Vành đai Kuiper cách Mặt Trời khoảng 30-50 AU. Các nhà thiên văn đã phát hiện ra nhiều tiểu hành tinh có kích thước bằng Sao Diêm Vương trong vành đai này, chẳng hạn như Xì, Eris, Makemake và Haumea, v.v. Trong số đó, Eris có khối lượng lớn hơn một chút so với Sao Diêm Vương. Với khám phá này, vào năm 2006, thiên văn học quốc tế đã gọi các tiểu hành tinh trong vành đai Kuiper là hành tinh lùn (Dwarf planets). Ước tính sơ bộ là có 100.000 hành tinh lùn có đường kính lớn hơn 50km.

Sau đó, một số người cũng sẽ nghĩ: Nó cũng giống như vành đai tiểu hành tinh, có khả năng là tàn tích của một ngôi sao đã phát nổ khác?

Ảnh mô phỏng vành đai Kuiper. (Ảnh: Our Pluto)

Hành tinh bị mất thứ ba

Các tiểu hành tinh và hành tinh lùn trong vành đai tiểu hành tinh và vành đai Kuiper, đều để lại dấu vết của những hành tinh phát nổ từng tồn tại. Còn có những hành tinh đã biến mất không dấu vết. Đây không phải là suy đoán ngẫu nhiên mà là bằng chứng khoa học.

Tờ ‘New York Post’ đã công bố một báo cáo rằng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về một “hành tinh bị mất” trong hệ Mặt Trời, và nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Icarus cho thấy rằng trong những ngày đầu của hệ Mặt Trời, một “hành tinh bị mất” – tinh cầu băng khổng lồ đã bị “đá” ra khỏi vị trí của nó bởi một lực lượng không xác định. Nó tương tự như Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương mà chúng ta đã đề cập trước đó, bao gồm hydro và heli, nhưng cũng có các nguyên tố nặng hơn như oxy, carbon, nitơ và lưu huỳnh. Do cách xa Mặt Trời và nhiệt độ âm 300 độ, các nguyên tố này có dạng băng rắn, nên các nhà thiên văn học gọi nó là tinh cầu băng khổng lồ.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra 6.000 mô phỏng để nhìn vào hệ Mặt Trời, kết luận rằng tinh cầu băng khổng lồ bị mất tích, nằm giữa Sao Thổ và Sao Thiên Vương, có các đặc tính tương tự như Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Mô hình cũng cho thấy vị trí ban đầu của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương không nằm trong quỹ đạo hiện tại của chúng, do ảnh hưởng của tinh cầu băng khổng lồ mất tích và vành đai Kuiper mà chúng mới đến vị trí hiện tại.

Điều đó cũng có thể giải thích cho một vấn đề từng gây khó khăn cho các nhà thiên văn học, đó là lý do tại sao “tư thế” của Sao Thiên Vương khác với các hành tinh khác. Các hành tinh khác “đứng” trên mặt phẳng hoàng đạo, tức là trục quay của chúng gần như vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo, trong khi trục quay của Sao Thiên Vương song song với mặt phẳng hoàng đạo, và nó “nằm” trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Điều này cho thấy nó từ lâu đã bị một hành tinh có khối lượng gấp vài lần Trái Đất va phải.


Nhà nghiên cứu Matt Clement của Đại học Carnegie Mellon, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Hóa ra sự sắp xếp của các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta là khá bất thường” .  Các nhà khoa học tự hỏi tại sao các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta lại được sắp xếp một cách bất thường? Bởi vì chỉ những vụ nổ hạt nhân ở cấp độ cao hơn mới có thể làm nổ tung những hành tinh khổng lồ và thay đổi vị trí của chúng. Nói cách khác, từ rất nhiều thay đổi về trạng thái của các hành tinh, người ta nhận thấy rất có thể có sự tác động của sinh mệnh cao cấp.

Nhiều người nhận thấy rằng rất có thể một sinh mệnh cao cấp đã tác động đến sự sắp xếp của các hành tinh trong hệ Mặt Trời . (Ảnh: DKN.tv)

Hệ Mặt Trời từng có Chiến tranh giữa các vì sao?

Đối với con người, phần lớn hệ Mặt Trời vẫn là lãnh thổ chưa được khám phá, vì theo khối lượng của Mặt Trời, trường hấp dẫn của nó có thể chiếm ưu thế trong phạm vi khoảng 2 năm ánh sáng. 2 năm ánh sáng là bao nhiêu? Đó là 125.000 đơn vị thiên văn (125.000AU). Hiện tại, phạm vi mà con người có thể khám phá chi tiết không quá 100 đơn vị thiên văn, chỉ thỉnh thoảng mới phát hiện được sao chổi.

Các nhà khoa học tin rằng ngay cả trong phạm vi nhỏ mà con người có thể hiểu được, hệ Mặt Trời sơ khai không phải như những gì chúng ta thấy bây giờ. Nó từng có ít nhất 11 hành tinh, bao gồm hành tinh Maldek, hành tinh vành đai Kuiper và tinh cầu băng khổng lồ biến mất, các ngôi sao khổng lồ, v.v., hơn nữa Sao Hỏa và Trái Đất cũng không phải có thể tích như bây giờ.

Một số học giả dũng cảm tin rằng vào thời cổ đại, cũng có những nền văn minh tiên tiến trên các hành tinh khác đã phát triển vũ khí siêu hạt nhân gây chết người gấp hàng nghìn lần so với vũ khí hạt nhân hiện tại của chúng ta. Vì nhiều lý do khác nhau, Chiến tranh giữa các vì sao trong hệ mặt trời đã được kích hoạt.

Kết quả là, bầu khí quyển của sao Hỏa bị phá hủy do chiến tranh hạt nhân; sao Kim gây ra các vụ phun trào núi lửa bên trong do chiến tranh hạt nhân, dẫn đến hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, làm bốc hơi nước trên bề mặt. Và Maldek có khả năng bị nổ tung do chiến tranh hạt nhân, chỉ còn lại đống đổ nát, cũng như các hành tinh lùn nằm rải rác trong vành đai Kuiper cách xa chúng ta, hoặc phần còn lại của các hành tinh bị nổ tung bởi vũ khí hạt nhân. Chúng ta cũng đã nói về người ngoài hành tinh Airl trong phần giới thiệu của “Alien Interviews”, khi họ thấy loài người phát triển vũ khí hạt nhân, họ cũng rất lo lắng, thậm chí họ còn đến Trái Đất từ ​​các thiên hà khác để điều tra.

Như chúng tôi đã đề cập trong chương trình Sao Kim, cuộc sống thông minh bày tỏ rằng họ không muốn chia sẻ công nghệ cao với con người, họ lo lắng rằng con người không thể kiểm soát ham muốn tham lam của mình, điều này sẽ dẫn đến chiến tranh giữa các vì sao, không chỉ tự hủy hoại bản thân mà còn mang thảm họa đến các hành tinh khác.

Dường như khi cuộc sống phát triển đến một trình độ nhất định về phương diện vật chất mà không chú ý đến phương diện tinh thần thì nguy cơ diệt vong có thể đang đến gần. Trên thực tế, loại chuyện này đã xảy ra nhiều lần trên Trái Đất. Trước đó, chúng tôi cũng đã đề cập rằng các nhà khoa học đã phát hiện ra tàn tích của thành phố Sonoma được ghi lại trong Kinh Thánh – thành phố thịnh vượng đã bị Thần bỏ rơi vì đạo đức suy đồi, cuối cùng đi đến diệt vong.

So với những hành tinh đang biến mất, những thành phố đang biến mất của nhân loại, thì chúng ta vẫn còn may mắn khi sống đến ngày hôm nay. Điều đó thực sự đáng để suy nghĩ, nếu chúng ta trở nên tốt hơn, có lẽ chúng ta có thể tránh xa những thảm họa đó.


Tác giả: Phù Diêu


Tử Vi (Biên dịch từ NTDTV )

Chia sẻ Facebook