Các cụ có câu: "Tuổi dậy thì - kì nổi loạn": Cha mẹ nên làm gì khi con đến tuổi dậy thì?

Chia sẻ Facebook
06/05/2022 20:21:58

Trẻ ở độ tuổi dậy thì có ý thức độc lập rõ ràng hơn, chúng dần không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, trở nên bốc đồng, muốn làm theo ý mình. Những suy nghĩ ở độ tuổi dậy thì cũng chính là nền tảng định hình cho những hành động trong tương lai của con trẻ. Khi đó, cha mẹ nên làm gì?


1 - Trẻ ở tuổi "nổi loạn" có đặc điểm gì?

Con trẻ ở tuổi dậy thì là giai đoạn khiến các bậc cha mẹ đau đầu nhất, bởi đây là độ tuổi “dở dở ương ương”. Đến tuổi này, trẻ có xu hướng nhạy cảm, suy nghĩ khác với cha mẹ, ít thích tâm sự, gần gũi với cha mẹ.

Vì là độ tuổi nhạy cảm, nên cha mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt và có những lưu ý trong việc dạy dỗ con cái ở giai đoạn dậy thì. Theo đó, trong bài phát biểu “Tâm lý giáo dục gia đình”, Giáo sư Lý Mai Cẩn đã nêu rõ: “Trẻ ở tuổi mới lớn là độ tuổi “khó dạy”, vì thế cha mẹ phải hết sức lưu ý 8 việc cần làm sau đây, nếu không muốn hối hận về sau”.


3 độ tuổi “nổi loạn” của trẻ gồm:


Thời kỳ nổi loạn thứ nhất: Khoảng thời gian 2 tuổi ‘đáng sợ’

Hai tuổi là độ tuổi mà trẻ bắt đầu biết tự ý thức, vì vậy sẽ từ “bé ngoan” trước đó trở thành “bé quậy” khiến chúng ta không biết phải làm sao.

Chuyện gì cũng thích nói “không”, việc mà trẻ thích nhất là nói “không” để đáp lại yêu cầu của người lớn. Ví dụ như “Ngủ!”- “Không ngủ!”, “Ăn đi!” -“Không ăn!”, “Gọi dì đi con!”- “Không gọi!” v.v… Một số người cho biết con của họ khi hơn một tuổi đã bắt đầu nổi loạn như vậy rồi, đây có thể là do khi mẹ trò chuyện cùng con thường thích ra lệnh cho con đừng làm gì đó, không được làm gì đó, trẻ sẽ sớm học được cách nói “không”.


Thời kỳ nổi loạn thứ hai: 7–9 tuổi

Sau khi trẻ vào tiểu học, những người trẻ trò chuyện chủ yếu không còn là người thân, hàng xóm nữa mà là bạn học và giáo viên. Khi vào tiểu học, trẻ sẽ cảm thấy mình lớn rồi, có thể tự quyết định, muốn thoát khỏi sự khống chế của cha mẹ, thế nên trẻ sẽ trở nên thích “cãi lại” người lớn.

Thế nhưng các bé vẫn rất cần người lớn, vẫn vô tư làm nũng trước mặt cha mẹ, mong cha mẹ giải quyết vấn đề mà mình gặp khó khăn không biết làm thế nào.

Vì trẻ đã thay đổi, độ tuổi nổi loạn của trẻ đã khác nên cách giáo dục của cha mẹ cũng phải thay đổi theo, đối với những trẻ trong độ tuổi nổi loạn này, cha mẹ nên dùng cách tương tác nhiều hơn để trò chuyện và hiểu con. Học cách lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của con rồi mới bình luận.


Thời kỳ nổi loạn thứ ba: 12–15 tuổi

Thời kỳ dậy thì tốt đẹp của trẻ trong độ tuổi 12–15. Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, do tâm lý vẫn còn chưa phát triển đầy đủ, bất ổn định, nên trẻ thường xuyên cảm thấy thất bại, ở trong trạng thái lo âu.

Trong thời kỳ này, trẻ rất trọng thể diện, lòng tự tôn rất mạnh, vô cùng dễ bị ảnh hưởng từ bạn bè và làm những việc thách thức cha mẹ. Đối với các bé đây chỉ là một “lời tuyên ngôn độc lập” mà thôi. Vào thời kỳ này, nếu cha mẹ muốn ép con nghe lời bằng “uy quyền” thì gần như chắc chắn là sẽ khiến tâm lý nổi loạn của con càng mạnh thêm.

Cha mẹ cần cố gắng ít can dự vào việc của con, hãy cho con không gian độc lập. Cứ cho là trẻ làm sai gì đó cũng nên cố gắng bỏ qua những việc nhỏ nhặt không đáng, chỉ chọn những vấn đề quan trọng nhất và trò chuyện với con về những vấn đề đó khoảng mỗi tuần/tháng một lần.


2 - Cha mẹ nên làm gì?


Tôn trọng quyền riêng tư của con, xem con như bạn bè

Trong một chương trình tư vấn tâm lý, Giáo sư Lý Mai Cẩn đã gặp một trường hợp: Có một người mẹ đọc trộm nhật ký của con gái. Sau đó, đứa trẻ phát hiện ra mẹ nó đang đọc trộm nhật ký của mình, và cô bé đã ấm ức bỏ chạy đi chỗ khác.

Người phụ nữ tìm đến Giáo sư để giúp đỡ. Giáo sư chỉ hỏi: “Nếu trên bàn làm việc của đồng nghiệp có cuốn nhật ký, chị có đọc trộm nó không?". Người phụ nữ trả lời “Không” - “Vậy tại sao chị lại đọc nhật ký của con mình?”, Giáo sư hỏi một lần nữa.

Người mẹ cho biết, vì lo lắng và muốn hiểu tâm lý của con, sợ con có những suy nghĩ lệch lạc.

Tuy nhiên giáo sư cũng phân tích cho người mẹ hiểu, trường hợp của cô cũng là sai lầm phổ biến của đa số các bậc phụ huynh hiện nay, đó chính là không tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Trẻ cũng cần có không gian riêng tư như người lớn, cho nên, cha mẹ hãy tôn trọng và đừng xâm phạm đến nó.


Cho con cơ hội giúp đỡ, chăm sóc cha mẹ

Cho con cơ hội chăm sóc, đỡ đần cha mẹ cũng hình thành cho con tấm lòng hiếu thảo, biết quan tâm chăm sóc cha mẹ khi về già. Cha mẹ ôm đồm và tự làm tất cả mọi thứ chỉ khiến trẻ không biết quan tâm đến người khác và không có trách nhiệm phải biết giúp đỡ cha mẹ.


Dạy con trước tiên phải tôn trọng người khác

Khi con thiếu tôn trọng cha mẹ, hãy cho chúng biết rằng, con cũng sẽ không được người khác tôn trọng. Cha mẹ phải nghiêm khắc, tuyệt đối không thể hiện thái độ yêu thương con vô cớ dù bất cứ vấn đề gì xảy ra.

Cha mẹ phải tạo cơ hội để con có thể tự nhìn lại lỗi sai của mình, nói với con rằng: “Con muốn người khác tôn trọng mình, trước tiên con phải học cách tôn trọng người khác”.


Chú ý đến các mối quan hệ bạn bè xung quanh con

Trong giai đoạn này, ảnh hưởng của bạn bè đối với sự hình thành tâm lý và tính cách của trẻ là rất lớn. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đặc biệt, ở giai đoạn này, trẻ cực kỳ tin tưởng bạn bè của mình và có xu hướng bắt chước hành vi của chúng.

Kết bạn với những đứa trẻ ngoan, chăm học, con bạn sẽ có xu hướng chăm học; kết bạn với những đứa trẻ quậy phá, hay tụ tập ăn chơi, con bạn cũng sẽ bị nhiễm thói xấu giống chúng.


Quan tâm đến sở thích của con và chia sẻ với con càng nhiều càng tốt

Có thể nói, đây là độ tuổi có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai khá lớn, tạo tiền đề quyết định chúng sẽ trở thành người như thế nào. Sở thích của con trong giai đoạn này sẽ định hình cho nghề nghiệp tương lai của con sau này. Vì thế cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ, tìm hiểu sở thích của con để có thể chuẩn bị hành trang tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai của chúng.


Tạo cho trẻ sự tin tưởng và bớt cằn nhằn những điều không cần thiết

Cha mẹ cần lưu ý không cằn nhằn, nói đi nói lại quá nhiều một vấn đề vì nó chỉ khiến trẻ càng ngày càng khó chịu, tạo khoảng cách với cha mẹ. Ở độ tuổi này, trẻ cho rằng bản thân mình đã đủ lớn và có thể độc lập. Vì vậy, hãy cho con biết rằng, cha mẹ rất tin tưởng vào con, để chúng có động lực và tự tin hơn.

Chia sẻ Facebook