Ca phẫu thuật cho con rắn 2 đầu cực hiếm gặp
Một con rắn hai đầu hiếm gặp ở Khu Bảo tồn Missouri phải tiến hành phẫu thuật sau khi hắt ra máu trong lúc ăn
Khu Bảo tồn Missouri (MDC) cho biết loài bò sát kỳ lạ này là một con rắn chuột hai đầu được đặt tên là Tiger-Lily, đang được chăm sóc tại Trung tâm Thiên nhiên Powder Valley . Người ta nhìn thấy chúng hắt ra "vết máu" khi cho chúng ăn vào đầu tháng này, theo News Week.
Sau đó, con rắn được đưa đến các bác sĩ thú y thuộc Đội Thú y tại Sở thú Saint Louis. Tại đây, họ phát hiện ra rằng Tiger-Lily đang mắc phải tình trạng buồng trứng tạm thời ngừng hoạt động trước khi rụng trứng, một bệnh thường gặp ở loài bò sát.
Bình thường, buồng trứng sẽ bắt đầu hình thành các nang trứng, phát triển thành trứng và rụng xuống. Tuy nhiên, đôi khi quá trình này xảy ra vấn đề, khiến các nang trứng vẫn dính liền với buồng trứng. Tình trạng này dẫn đến nhiễm trùng, viêm hoặc thậm chí vỡ nang, khiến loài bò sát bị yếu đi.
Trường hợp của Tiger-Lily, mặc dù đã bắt đầu chu kỳ sinh sản nhưng các nang trứng không rụng mà tiếp tục phát triển và ứ lại trong buồng trứng.
Bác sĩ thú y Michael Warshaw tại Sở thú Saint Louis, Mỹ chia sẻ: “Theo thời gian, điều này dẫn đến tình trạng viêm và nguy cơ nhiễm trùng cao”.
Vào ngày 11/3, buồng trứng bất thường của Tiger-Lily đã được phẫu thuật loại bỏ thành công tại Trung tâm nghiên cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng và Bệnh viện thú y thuộc Sở thú Saint Louis. Ca phẫu thuật diễn ra thành công và con rắn đang hồi phục tốt.
"Chúng tôi đánh giá cao phản ứng nhanh chóng và cách điều trị chuyên nghiệp của Vườn thú Saint Louis” , Lauren Baker, nhà tự nhiên học của Khu Bảo tồn Missouri (MDC) chia sẻ trong một thông cáo.
Theo thông tin từ Sở thú Saint Louis, Tiger-Lily được tìm thấy ở Stone County vào năm 2017 và cực kỳ hiếm gặp vì nó có hai đầu. Tình trạng này được gọi là tật hai đầu xảy ra do một số vấn đề trong quá trình phát triển của phôi thai.
Trong trường hợp của Tiger-Lily, thực chất đây một cặp song sinh dính liền và không tách ra hoàn toàn. Hiện tượng này đã được ghi nhận trong thế giới động vật, từ trâu bò, cá mập đến rùa và mèo con, thậm chí có cả trường hợp cực kỳ hiếm gặp ở người.
Tuy nhiên, hiện tượng này thường thấy ở loài bò sát hơn là ở động vật có vú do quá trình cấy phôi ở động vật có vú thường được kiểm tra định kỳ để phát hiện những bất thường. Động vật và con người mắc chứng bệnh này hiếm khi sống lâu, vì vậy những loài rắn như Tiger-Lily hiếm được tìm thấy trong tự nhiên.