Ca mắc tăng Covid-19 tăng 21%, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất lớn

Chia sẻ Facebook
23/07/2022 09:58:15

Đây là nhận định của thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khi số ca mắc tăng, có sự xuất hiện của biến chủng mới, tốc độ tiêm vắc xin chậm…

Ca mắc Covid-19 tăng 21%, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất lớn

Trong 2-3 tuần gần đây, số ca mắc Covid-19 mắc có dấu hiệu tăng dù vẫn duy trì ở mức không cao (trên dưới 4.500 ca/tuần). Khu vực trọng điểm dịch là Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Tương tự tại khu vực phía Nam, dịch có xu hướng giảm nhưng một số tuần gần đây số mắc có xu hướng tăng trở lại.

Đáng lưu ý, trong ngày 21/7, nước ta ghi nhận gần 1.300 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất trong 47 ngày qua. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số mắc duy trì ở mức trên 1.000 ca/ngày.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết hiện nay Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19. Tuy nhiên, với việc ghi nhận các ca mắc biến thể phụ BA.4, BA.5, cộng với việc tiêm vắc xin còn chậm thì nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao. Trong 7 ngày vừa qua, số ca mắc tăng 21% so với tuần trước đó.

Ảnh minh hoạ

Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các địa phương quán triệt thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, triển khai nhanh việc tiêm vắc xin mũi nhắc lại, tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.

Trong khi đó, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết biến thể phụ BA.4, BA.5 lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, có nước chiếm đến 60-70% ca mắc.

Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện ca mắc hai biến thể phụ này. Điều này đặt chúng ta phải kiểm soát ca tăng nặng, thở máy, thở ECMO để có đáp ứng kịp thời vì số mắc có thể tăng nhẹ.

"Hiện thế giới cũng chưa có đánh giá đầy đủ về việc sau tiêm đủ 2 mũi cơ bản mà tiêm mũi 3-4 thì đáp ứng miễn dịch kéo dài bao lâu. Vì virus luôn biến đổi, xuất hiện thêm các biến thể mới nên rất khó dự báo diễn biến dịch trong thời gian tới", TS Tâm nhấn mạnh.

TS Vũ Hương, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết theo dõi trong 6 tuần gần đây trên toàn cầu, có đến 5 tuần số mắc và tử vong tăng liên tục, duy nhất tuần 11-17/7 có số mắc tạm thời đi ngang.

Tuy nhiên, tình trạng đi ngang này không đồng nhất trên các khu vực, đặc biệt là khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam ghi nhận số mắc tăng cao nhất trên toàn cầu.

"Như vậy, chúng ta có thể thấy đại dịch chưa chấm dứt. Ngày 12/7, Hội đồng các vấn đề khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu đã họp và khẳng định lại Covid-19 vẫn là vấn đề y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu", TS Hương nói.

Theo ông, Việt Nam cũng nằm trong diễn biến chung của toàn cầu. Đó là vấn đề nổi trội của biến thể BA.4 và BA.5, đặc biệt là BA.5. Theo thông tin cập nhật, có đến 50% ca mắc do BA.5, 14% là BA.4.

Chiến lược phát hiện, xét nghiệm đặc biệt là hệ thống giám sát phát hiện Covid-19 hiện nay thay đổi. Hầu hết các nước đều giảm cường độ, tần suất đặc biệt là khâu xét nghiệm. Vì thế, con số có thể không đại diện cho thực tế.

"Đây là điều chúng ta cần lưu ý để nhận định tình hình dịch. Về vắc xin, chúng ta có quyền tự hào Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng ta không phải không có khó khăn, đặc biệt với sự xuất hiện biến chủng của Omicron, các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch", TS Hương phân tích.

Chuyên gia WHO nhấn mạnh một trong những can thiệp cực kỳ quan trọng liên quan đến vắc xin là triển khai nhanh những liều tiêm nhắc lại. Bộ Y tế, địa phương cần đặc biệt chú trọng việc tiêm nhắc lại trong giai đoạn hiện tại để đối phó với làn sóng lây nhiễm của BA.4 và BA.5.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong  ngày 21/7 có 457.727 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 241.480.787 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều: Mũi 1 là 71.298.413 liều; Mũi 2 là 68.814.862 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.515.146 liều; Mũi bổ sung là 14.048.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.347.351 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 7.587.823 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.949.234 liều: Mũi 1 là 9.030.318 liều; Mũi 2 là 8.695.112 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.223.804 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.919.204 liều: Mũi 1 là 7.388.541 liều; Mũi 2 là 3.530.663 liều


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Vợ bị rụng tóc, đi khám phát hiện 'thủ phạm' do chồng rước về sau chuyến du lịchicon0Nhiều anh em 'trót' quan hệ với nhiều bạn tình và nhiễm bệnh giang mai nhưng không biết, có thể lây cho vợ hoặc bạn tình mới.

Mất oan hơn 60 triệu đồng điều trị 'chuỗi hạt ngọc ở cậu nhỏ'

icon 0

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Vũ Tân – Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM chia sẻ về trường hợp nam bệnh nhân mất tiền oan hơn 60 triệu đồng vì 'chuỗi hạt ngọc ở cậu nhỏ'.

Người phụ nữ có bướu giáp khổng lồ xâm chiếm toàn bộ vùng cổ, vượt quá kích thước đo của siêu âm

icon 0

Xuất hiện khối sưng to vùng cổ đã lâu, tuy nhiên, do chủ quan nên không đi khám, gần đây thấy sưng đau nhiều, nuốt vướng kèm theo khó thở bà T. mới đi khám thì khối u đã chiếm toàn bộ vùng cổ.

Những ai cần xét nghiệm cúm A?icon0Cúm mùa được gây ra bởi các virus cúm, là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.

Mẹ sợ cắt amidan con sẽ có giọng 'ái nam ái nữ'

icon 0

Con thường xuyên bị viêm amidan nhưng bà mẹ lại sợ con cắt amidan sẽ bị khàn giọng, nói giọng ái nam ái nữ nên vẫn chưa cắt dẫn đến viêm amidan biến chứng nặng.

Những mối nguy không ngờ khi uống quá nhiều trà

icon 0

Trà rất tốt cho cơ thể con người, nhưng đấy là trong trường hợp sử dụng đúng cách. Khi bạn uống nhiều trà, có thể mang đến những tác hại mà bạn không nghĩ đến.

Chồng trẻ bối rối không biết 'con giống' lạc đâu?

icon 0

Mỗi lần lâm trận anh Sơn vẫn 'lên đỉnh' bình thường nhưng tinh binh 'biến mất' không dấu vết. Vậy là 'hì hục' suốt bao đêm họ vẫn không thể có con.

Đừng lười kiểm tra 'súng ống' của bé trai

icon 0

Hệ sinh dục của trẻ trai có nhiều bất thường bẩm sinh, nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể mất chức năng sinh sản, thậm chí ung thư.

Mới ngoài 20 tuổi tóc đã bạc trắng, bác sĩ chỉ ra 'thủ phạm'

icon 0

Tóc bạc sớm được định nghĩa là tình trạng tóc bạc trước 20 tuổi ở người da trắng, trước 25 tuổi ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen.

Báo động đỏ 'lậu kháng thuốc'

icon 0

Các bác sĩ cảnh báo hiện nay tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đang là vấn đề đáng báo động, gây khó khăn cho việc điều trị và phòng ngừa.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook