Cà chua từng bị coi là "táo độc" suốt 200 năm

Chia sẻ Facebook
04/11/2022 11:48:55

Hàng thế kỷ trước khi trở thành một thành phần chủ chốt trong các món salad và nước xốt, cà chua từng bị người châu Âu coi là một loại quả độc chết người.

Được sử dụng trong pizza, mì ống và súp gazpacho, cà chua là nguyên liệu rất thông dụng trong ẩm thực Italy và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, khi lần đầu tiên đến châu Âu vào khoảng đầu thế kỷ 16, cà chua lại gây ra nỗi sợ hãi.


Cà chua bắt nguồn từ dãy Andes Nam Mỹ, mọc như một loại cây dại nhỏ. Thời đó, chúng trông rất khác những quả cà chua ngày nay mà giống với cà chua bi hơn, có màu hơi vàng và ít ngọt hơn rất nhiều.

Tranh tĩnh vật về cà chua và hành tây của họa sĩ Catherine M. Wood. (Ảnh: Wikimedia).

Các nhà sử học không rõ chính xác thời điểm cà chua đến châu Âu. Sau khi xâm lược Nam Mỹ, đội quân từ Tây Ban Nha đã ghi chép cẩn thận số vàng và bạc đưa tới Seville (Tây Ban Nha), nhưng không nhắc đến hạt giống cà chua. Họ cho rằng cà chua xuất hiện ở châu Âu vào thời nhà thám hiểm Hernán Cortés (1485 - 1547).


Khi mới đến châu Âu, cà chua được coi là cây cảnh ngoại lai. Chúng cũng bị gắn với những cây cà độc và mandrake (loại cây độc có quả vàng), do cách phân loại của nhà thảo dược người Italy, Pietro Andrae Matthioli năm 1544. Trong Kinh Thánh, mandrake được dùng làm tình dược. Điều này khiến cà chua mang tiếng xấu là vừa có độc, vừa là nguồn cám dỗ.

Đến những năm 1600, người châu Âu bắt đầu ăn cà chua, cụ thể là tại Andalucia (Tây Ban Nha), nơi chúng được nấu theo kiểu Aztec với dầu và ớt. Trong khi đó, người Italy không chắc nên ăn phần nào, do đó, họ vẫn không ưa chuộng và không dùng cà chua làm thức ăn.

Những năm 1700, cà chua nổi tiếng là một loại trái cây độc, đến mức chúng được đặt biệt danh là "táo độc". Người ta cho rằng những người thuộc giới thượng lưu mắc bệnh và chết sau khi ăn chúng.

Sau thời gian dài kỳ thị, các nhà khoa học rốt cuộc phát hiện cà chua là nạn nhân của một sự hiểu lầm đơn giản.

Cà chua từng bị coi là thứ quả độc do làm rò rỉ chì trong các đĩa đựng bằng hợp kim thiếc. (Ảnh: glamcheck.com)

người giàu châu Âu luôn dùng bát đĩa bằng hợp kim thiếc, vốn chứa hàm lượng chì cao,

Do cà chua tự nhiên đã có tính axit cao nên khi được cho vào đồ đựng bằng hợp kim thiếc sẽ làm thôi ra chì và thường dẫn đến tình trạng ngộ độc chì cấp tính.


Theo tạp chí Smithsonian, con đường đưa cà chua từ một loại "quả độc hại" tới nguyên liệu ưa dùng cho nhiều món ăn đầy trắc trở. Tài liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, các giống cà chua dại sinh trưởng tự nhiên ở Nam Mỹ, từ vùng phía nam Ecuador tới miền bắc Chile và quần đảo Galapagos.

Người châu Âu được cho là mất dần sự kỳ thị đối với cà chua nhờ sự ra đời của bánh pizza ở Italia năm 1880. (Ảnh: internet)

Loại quả này lần đầu tiên được ghi nhận xuất hiện bên ngoài châu Mỹ vào năm 1544 ở Italia, nơi chúng được trồng ban đầu như một loại cây trang trí hoặc gây hiếu kỳ. Cà chua lúc này được phân loại thuộc họ cây độc Solanaceae.


Giống như nhiều loại quả và rau trong họ Solanaceae, bao gồm cả cà tím, cà chua bị đồn thổi không chỉ độc hại mà còn tạo ra sự cám dỗ. Theo cuốn sách mới nhân đề "Cà chua ở châu Mỹ: Lịch sử, văn hóa và nghệ thuật chế biến món ăn" , sự hoài nghi của công chúng đối với cà chua thậm chí trở nên nghiêm trọng sau một ấn phẩm năm 1957 có tên gọi "Thảo mộc" dựa trên công trình nghiên cứu nghèo nàn của John Gerard. Trong cuốn sách phần lớn là ăn cắp ý tưởng về các loài thảo mộc, ông Gerard khẳng định toàn bộ cây cà chua có hương vị khủng khiếp với lá và thân đều mang độc tính.

Cà chua hiện là thứ nguyên liệu ưa dùng cho nhiều món ăn trên khắp thế giới. (Ảnh: wundersalat.blogspot)

Quan điểm của Gerard đã định hình thái độ của châu Âu đối với thứ quả ngoại nhập trong 2 thế kỷ tiếp theo. Thời điểm bước ngoặt đối với cà chua xảy ra năm 1880 với việc phát minh ra bánh pizza ở Naples, Italia. Loại bánh có thành phần làm từ cà chua đỏ mọng và hấp dẫn này nhanh chóng được ưa chuộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Ngày nay, cà chua hiện diện gần như trong hầu hết nghệ thuật nấu nướng thuộc các trường phái khác nhau trên thế giới.

Chia sẻ Facebook