Bùng phát dịch tay chân miệng, nhiều trẻ nhập viện do biến chứng nặng, những lưu ý phụ huynh không được bỏ qua

Chia sẻ Facebook
24/05/2022 17:14:14

Biến chứng nặng của tay chân miệng gây viêm não, phù phổi cấp… Ở thể tối cấp, có thể tử vong nếu không được chăm sóc điều trị kịp thời.   

Trẻ mắc tay chân miệng gia tăng, những dấu hiệu bố mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Những ngày gần đây, ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy nhiều trẻ phải nhập viện do mắc tay chân miệng. Theo thống kê trong nửa đầu tháng 5/2022 số ca nhiễm tại khoa Nhi- Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí tăng mạnh.

Đáng lưu ý, trong số 34 bệnh nhi được chẩn đoán tay chân miệng có đến 12 bệnh nhi có các triệu chứng nặng.

Tương tự, tại Hà Nội số ca mắc tay chân miệng cũng bắt đầu xuất hiện. Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng đều dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn.

Một trong số các ca tay chân miệng phải nhập viện điều trị do có biến chứng tại Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đang điều trị từ 10- 15 bệnh nhi mắc tay chân miệng.  Có con 22 tháng tuổi đang điều trị tay chân miệng, chị Thuỷ (Thường Tín, Hà Nội) cho biết con bị sốt cao, xuất hiện nhiều nốt phỏng nước trong miệng, tay chân. Đưa con đi khám, các bác sĩ chẩn đoán con bị tay chân miệng độ 2 và chỉ định nhập viện.

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh của bé đã được kiểm soát, đã cắt được sốt, các nốt phỏng cũng đã se dần.

Thống kê từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước có 5.545 ca mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Bình Thuận. Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây.

Theo Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm 2021, số mắc giảm 83,3%, tử vong giảm 9 trường hợp. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

Bộ Y tế nêu rõ, bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, TP, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9 - 11 hằng năm.

Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên; việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch... gia tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19 và hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

Bác sỹ Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Đa khoa Hà Đông cho biết, bệnh tay chân miệng biến chứng gần nhất là bội nhiễm, nở loét tại các phỏng nước đó và biến chứng trẻ sốt cao, có thể co giật biến chứng thần kinh. Biến chứng tiếp theo là viêm màng não do virut EV 71. Tất cả các biến chứng đó sẽ có thể sốt cao, co giật đi vào li bì, hôn mê và đấy là những biểu hiện của trẻ.”

Diễn biến bệnh tay chân miệng trong 5-7 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

TS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và lây từ người sang người vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm lây lan bệnh.

"Để phòng bệnh tay chân miệng, cần phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo.

Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường cho trẻ. Khi tắm tránh gió lùa. Với những vết trong họng phải cho trẻ xúc miệng theo hướng dẫn và bôi thuốc giảm đau".

Bên cạnh đó, TS Lâm nhấn mạnh, khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, cha mẹ tuyệt đối không dùng thêm liều hạ sốt khác, dẫn tới quá liều lượng gây ra tình trạng trẻ bị ngộ độc paracetamol, dẫn tới tổn thương gan nặng nề.

"Biến chứng nặng của tay chân miệng có viêm não, tim mạch, phù phổi cấp. Ở thể tối cấp, có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời", TS Lâm cho biết thêm.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào những vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch...

UBND tỉnh, TP chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Đồng thời thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Cắt cụt cả ngón tay vì điện thoại phát nổ lúc sạc

icon 0

Vừa chơi điện tử vừa sạc điện thoại, nam thanh niên gặp tai nạn do điện thoại phát nổ khiến bệnh nhân dập nát ngón tay phải cắt cụt cả ngón tay.

Vượt hơn 1.000km để chiến thắng 'tử thần'

icon 0

Tim to gấp đôi người bình thường, động mạch chủ giãn có thể vỡ bất cứ khi nào, suy tim nặng, anh Nay Suih được chuyển từ Gia Lai ra Hà Nội phẫu thuật.

Khỏi Covid 20 ngày, bé sơ sinh bị co giật, co quắp chân tay

icon 0

Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận 2 bé sơ sinh đến khám sau khỏi Covid-19 20 ngày với những tình trạng bất thường.

Quá béo, nam thanh niên mới 25 tuổi đã mắc căn bệnh 'cướp' đi mạng sống của bố mình

icon 0

Dù mới 25 tuổi nhưng D. có thâm niên bị đái tháo đường tuyp 2 từ 5 năm trước. Đặc biệt, bố của D. cũng qua đời vì đái tháo đường dẫn tới biến chứng suy thận.

9 thói quen khiến đàn ông ngày càng 'yếu'

icon 0

Nếu như nam giới cho rằng mình là phái mạnh, mọi trục trặc về sinh sản, ân ái đều do nữ thì họ đã lầm. Thực tế, mày râu đang ngày càng 'yếu' và lối sống cũng tác động tới điều đó rất nhiều.

Nam thanh niên phải cắt cụt 'cậu nhỏ' do sai lầm nhiều quý ông mắc

icon 0

Bệnh nhân có tiền sử hẹp bao quy đầu nhưng vẫn quan hệ tình dục bình thường, không đi khám. Khi tự thấy khối bất thường ở đầu dương vật, bệnh nhân mới đi khám.

Khỏi Covid-19 1 tháng, cô gái 18 tuổi đông đặc phổi

icon 0

Hội chứng hậu Covid – 19 có thể kéo dài nhiều ngày sau đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất tinh thần của người bệnh.

Người Việt vẫn ăn nhiều thịt, ít rau

icon 0

Điều tra của Viện Dinh dưỡng đến năm 2020 cho thấy mức tiêu thụ rau, quả ở người trưởng thành mới chỉ đạt khoảng 66,4-77,4%, trong khi đó mức tiêu thụ thịt tăng nhanh.

Đi khám vì 'vùng kín' ngứa ngáy, chồng trẻ nhắn tin cho vợ mới biết 'thủ phạm'icon0Nam giới cũng đối diện viêm vùng kín với các triệu chứng vùng kín ngứa ngáy, nổi mụn, các nốt sùi, chảy mủ, tiểu buốt, tiểu rắt…

Vì sao nhiều chị em thấy mình già nhanh sau tuổi 35?

icon 0

Nhiều chị em phụ nữ than thở mới bước qua tuổi 35 họ nhận thấy sự xuống cấp của cơ thể, chu kỳ đèn đỏ rối loạn, ngủ không còn tốt như trước.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook