Bức tranh suy thoái kinh tế Trung Quốc qua truyền thông của Anh, Mỹ
Suy thoái kinh tế của Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có dấu hiệu rõ ràng hơn
Suy thoái kinh tế của Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có dấu hiệu rõ ràng hơn, Tổng thống Mỹ Joe Biden thậm chí còn đưa ra những nhận xét gây sốc khi cho rằng Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu kém là một “quả bom hẹn giờ” . Khủng hoảng kinh tế ngày càng lan rộng ở Trung Quốc hiện nay vẫn là chủ đề được truyền thông thế giới đưa tin.
The Economist (Anh): Kinh tế Trung Quốc tệ hơn 30 năm mất mát của Nhật Bản
Sau khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách Zero-COVID vào cuối năm 2022, triển vọng phục hồi kinh tế rất ảm đạm. The Economist mô tả sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang chững lại và rơi từ mương nước này sang mương nước khác. Ngoài sự vỡ nợ của các công ty bất động sản khiến người mua sợ hãi, các dữ liệu kinh tế như chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đều không như mong đợi. “Các nhà hoạch định chính sách vụng về” cũng đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế chưa từng có.
The Economist đưa tin, sau khi ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và mở cửa vào năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc đã có mức tăng trưởng vượt bậc nhất trong lịch sử. Năm 1980, tổng quy mô kinh tế của Trung Quốc chỉ bằng 1/10 của Mỹ, nhưng hiện nay quy mô nền kinh tế của Trung Quốc bằng 3/4 của Mỹ.
Báo cáo dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể rơi vào bẫy giảm phát giống như Nhật Bản vào những năm 1990. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, “đánh giá như vậy là quá nhẹ nhàng” khi xem xét tình trạng tệ hại của Trung Quốc giống như cách Nhật Bản đã làm trước đây (30 năm mất mát – kinh tế của Nhật Bản đình trệ trong khoảng thời gian dài 30 năm).
Theo báo cáo, do người dân Trung Quốc tương đối nghèo nên nhập khẩu kinh tế của Trung Quốc sẽ nghiêm trọng hơn. Dữ liệu cho thấy, đến năm 1990, mức sống của Nhật Bản chỉ bằng khoảng 60% mức sống của Mỹ, còn Trung Quốc ngày nay có mức sống dưới 20% so với Mỹ. Hơn nữa, điều khác biệt so với Nhật Bản là Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nhu cầu thiết yếu và nợ nần chồng chất, với việc hoạch định chính sách kinh tế thất bại dưới chế độ độc tài của ông Tập Cận Bình, dẫn đến nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức thậm chí còn khó khăn hơn.
Theo The Economist, ông Tập tin rằng Trung Quốc phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ, đồng thời còn phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn. Đối với cuộc thảo luận về việc liệu chủ nghĩa độc tài có gây tổn hại cho nền kinh tế hay không, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự thực đúng là như vậy, hơn nữa sau 40 năm tăng trưởng nhanh chóng, nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào thời kỳ hy vọng tan theo mây khói.
China’s economy is suffering because an increasingly autocratic government is making bad decisions. After four decades of fast growth, an era of disappointment is beginning https://t.co/jGOyQ8DapX pic.twitter.com/jKFjVtWkxH
— The Economist (@TheEconomist) August 24, 2023
Washington Times (Mỹ): Kinh tế Trung Quốc là hổ giấy, yếu ớt như ảo ảnh
Washington Times tại Mỹ hôm 22/8 đăng bài bình luận với tựa đề “Khám phá nền kinh tế hổ giấy của Trung Quốc” . Bài viết cho rằng sau khi Trung Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dường như nước này đang bị bao phủ bởi hào quang bất khả chiến bại. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế gần đây của Trung Quốc lại vẽ ra một bức tranh khác, cho thấy tình hình kinh tế đang rơi vào khó khăn.
Bài viết nhận định, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã biến thành con hổ giấy, bề ngoài thì mạnh mẽ nhưng đằng sau lại ẩn chứa một điểm yếu đe dọa vị thế toàn cầu của nước này, giống như một ảo ảnh che giấu những điểm yếu then chốt. Việc chính quyền ĐCSTQ kiểm soát ngôn luận, kết hợp với tình trạng suy thoái kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy nền kinh tế đang trên bờ vực sụp đổ.
5 vấn đề chính khiến nền kinh tế Trung Quốc chìm vào khủng hoảng
Một dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng hổ giấy này là ĐCSTQ đang cố gắng kiềm chế những ngôn luận tiêu cực về nền kinh tế, cho thấy chính quyền đã nhận thức được những thách thức kinh tế tiềm ẩn.
Cuối cùng bài viết đề cập, sự bùng nổ của bong bóng thị trường nhà đất và tín dụng, cùng với tình trạng vỡ nợ gia tăng, đã vẽ nên một bức tranh rõ ràng về sự mong manh của nền kinh tế. Quá trình của Trung Quốc từ cường quốc kinh tế trở thành hổ giấy là sự cảnh báo, nhắc nhở thế giới về mối nguy hiểm của tăng trưởng không bền vững và tầm quan trọng của việc thừa nhận và giải quyết những thách thức kinh tế tiềm ẩn.
Những vết nứt trên tấm áo giáp kinh tế của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ. Hàng loạt dữ liệu kinh tế do ĐCSTQ công bố vào tháng 7 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang xấu đi toàn diện, cỗ xe tam mã đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu đều giảm, đặc biệt cả nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm mạnh. Xuất khẩu giảm 14,5 % và nhập khẩu giảm 12,4%. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tiếp tục gia tăng, khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản bùng nổ khắp nơi.
Bong bóng trên thị trường bất động sản và tín dụng của Trung Quốc cũng bắt đầu vỡ. Một loạt các vụ vỡ nợ của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu đã tác động đến nền kinh tế. Vào ngày 10/8, Country Garden thông báo rằng công ty dự kiến lỗ khoảng 45 tỷ Nhân dân tệ (RMB) đến 55 tỷ RMB trong nửa đầu năm nay. Ngày 18/8, việc Tập đoàn Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại New York (Mỹ) là bước ngoặt, sự kiện này phơi bày sự mong manh của thị trường bất động sản Trung Quốc.
Sự oán hận sôi sục của người dân chắc chắn sẽ diễn biến thành khủng hoảng chính trị
Wall Street Journal ( WSJ ) hôm 20/8 đã đăng bài viết có tựa đề “40 năm thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc sắp kết thúc, tiếp theo sẽ thế nào?” Bài viết cho rằng dấu hiệu khó khăn kinh tế ở khắp mọi nơi, mô hình tăng trưởng kinh tế trong 40 năm qua đã tan vỡ, Trung Quốc bước vào một thời kỳ đầy thách thức. Đây không chỉ là thời kỳ kinh tế suy yếu, nhiều khả năng sẽ bước vào thời kỳ u ám kéo dài. Theo lời của ông Adam Tooze, giáo sư lịch sử tại Đại học Columbia, người chuyên nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế, “Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi quỹ đạo kịch tính nhất trong lịch sử kinh tế”.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã có sự thụt lùi chính trị toàn diện, vào tháng 3/2018, hiến pháp đã được sửa đổi và bãi bỏ các quy định về giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo. Ba năm áp dụng chính sách Zero-COVID tàn bạo đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Hầu hết các chính sách và dự án mà ông Tập ủng hộ như “Ngoại giao chiến lang”, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” và “Tân khu Hùng An”, v.v, đều trở thành những công trình dang dở.
Ông Tập có vẻ không thích các công ty tư nhân. Trong thời kỳ dịch bệnh, khi nền kinh tế Trung Quốc đang ở mức dễ bị tổn thương nhất, ông đã yêu cầu hiện thực hóa mục tiêu lớn “thịnh vượng chung” . Chính quyền ĐCSTQ thông qua việc can thiệp vào nền kinh tế ở mức độ nào đó để khiến các công ty tư nhân này thực hiện trách nhiệm xã hội của mình nhiều hơn, chính quyền dùng lợi nhuận của doanh nghiệp để chi cho sự nghiệp xã hội được chính phủ ủng hộ. Đồng thời, các cơ quan quản lý của ĐCSTQ đã ban hành các hướng dẫn chống độc quyền mới đối với các công ty công nghệ, các công ty công nghệ lớn đã bị phạt nặng. Trong số đó, Alibaba, công ty đầu tiên bị nhắm tới, đã bị phạt hơn 20 tỷ nhân dân tệ vào tháng 4/2021.
Tại sao chính quyền Bắc Kinh rất lo sợ việc kinh tế tư nhân phát triển? Ông Hứa Thành Cương (Xu Chenggang), học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Thể chế và Kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Stanford, cho biết có thể có nguyên nhân sâu xa hơn: “Nỗi lo sợ lâu nay của ĐCSTQ là, nếu chủ nghĩa tư bản và kinh tế tư nhân đủ mạnh thì họ (ĐCSTQ) có thể bị lật đổ.”
Ngày nay, Trung Quốc đang đối mặt với những những rắc rối bên trong và bên ngoài. Chính quyền các cấp của ĐCSTQ đang mắc nợ đầy mình ; đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá ; dòng vốn chảy ra ngoài lớn ; ngoại giao chiến lang đã gia tăng chia rẽ với các nước phương Tây như Mỹ, dẫn đến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm ; Trung Quốc đầu tư mạnh các nhà máy, tòa nhà chọc trời, cầu đường trong 40 năm qua, nhưng mô hình khiến cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng đã không còn hiệu quả, mọi chính sách kích thích kinh tế sẽ không còn hiệu quả, tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tiếp tục chậm lại.
Tỷ lệ thất nghiệp cao trong thời gian dài, lương thấp và tình trạng tham nhũng tràn lan của các quan chức ĐCSTQ đã dẫn đến sinh kế của người dân bị suy giảm, đặc biệt là của cải tích lũy được nhờ sự làm việc chăm chỉ của người dân Trung Quốc. Các hoạt động kháng nghị chống chính quyền bạo lực, như Phong trào Giấy trắng , v.v, chắc chắn sẽ hồi sinh. Vào thời điểm đó, chính quyền Tập Cận Bình chỉ có thể kiểm soát tình trạng bất ổn xã hội bằng biện pháp phong tỏa đất nước với áp lực cao, điều này chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự cai trị của ông , và khi đó ông Tập có thể mạo hiểm phát động chiến tranh xâm lược Đài Loan . Chính quyền ĐCSTQ đang đi đến bước đường cùng, đến khi nào mới sụp đổ triệt để và tất cả những gì sẽ xảy ra sau đó, không chỉ là mối quan tâm của người dân Trung Quốc mà còn là mối quan tâm của cả thế giới.
Tô Văn Dần, Vision Times
Suy thoái kinh tế Trung Quốc có kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu?
Khủng hoảng nợ trong ngành tài chính và bất động sản Trung Quốc đang lan rộng, khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo lắng về ứng phó ảnh hưởng.