Bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022

Chia sẻ Facebook
31/05/2022 10:07:41

Vừa qua, Tổng cục Thống kê đã công bố Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, trong đó là những gam màu sáng đến từ sản xuất công nghiệp hay bán lẻ hàng hóa và thu ngân sách.

Bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022

Bức tranh kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022 ghi nhận sự khởi sắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, theo đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5 ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12.1%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, ước tính tăng 8.3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 10%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9.2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12.5%).

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98.6 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25.8% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 71.8 ngàn doanh nghiệp, bình quân một tháng có 14.4 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về thu, chi ngân sách Nhà nước, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806.4 ngàn tỷ đồng, bằng 57.1% dự toán năm và tăng 18.7% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế chi ngân sách 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589.1 ngàn tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3.7% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.


Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0.38% so với tháng trước; tăng 2.48% so với tháng 12/2021 và tăng 2.86% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2.25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1.29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 1.1%.

Nhật Quang

Chia sẻ Facebook