“Bức màn sắt” phía sau trò tăng dần tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
23/02/2023 02:13:24

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thúc đẩy thực hiện tăng dần tuổi nghỉ hưu hiện đang gây chú ý trong công luận, theo đó người ta cũng phanh phui nhiều vấn đề gây sốc: Mức đãi ngộ chi phí khổng lồ đối với quan chức cấp cao nghỉ hưu, trong khi phủi tay chuyện dưỡng lão của thường dân.

Đại hội 19 ĐCSTQ (Ảnh chụp màn hình video)

Kinh phí tiền công cho quan cấp cao về hưu


Gần đây, thông tin ĐCSTQ thúc đẩy thực hiện tăng dần tuổi nghỉ hưu khiến công luận Trung Quốc lại rộ lên quan tâm chế độ chi tiêu xa hoa tiền công cho quan chức cấp cao ĐCSTQ nghỉ hưu. Theo dữ liệu chỉ ra, hệ thống Cục Cán bộ của ĐCSTQ có ở mọi cấp độ từ các tỉnh, thành phố, quận/huyện; bộ máy trung ương có Cục Cán bộ lão thành Văn phòng Trung ương, trong quân đội có Cục Cán bộ của Ban Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương.


Ở các nước dân chủ, từ tổng thống cho đến các quan chức các cấp chẳng là gì sau khi rời nhiệm sở. Nhưng ở Trung Quốc, những quan chức cấp cao đã nghỉ hưu đó vẫn được hưởng nhiều đặc quyền, tiền thuế của người dân không chỉ dùng chu cấp cho các quan chức hành chính đang tại chức và đã nghỉ hưu, mà còn cả một loạt quan chức trong các đảng bộ đáng lẽ chỉ được cung dưỡng bằng tiền của những Đảng viên ĐCSTQ.


Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có những khoản trợ cấp hưu trí thuộc dạng hiếm có trên thế giới, tạo thành khoản chi ngân quỹ khổng lồ. Lấy ví dụ chi tiêu trong năm 2014, theo tạp chí Động Hướng (Dong Xiang) của Hồng Kông, chi tiêu trong năm 2014 của ĐCSTQ cho các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu là hơn 67,5 tỷ RMB (khoảng 22,23 tỷ USD); trong đó chi tiêu tiền công cho các quan chức hưu trí cấp hàng đầu như Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội (Ủy viên trưởng Nhân đại), Phó Chủ tịch nước và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương chiếm 326 triệu RMB (khoảng 10,73 triệu USD), bình quân mỗi người là 27,25 triệu RMB (gần 1 triệu USD); phần còn lại cho các cấp khác trên toàn quốc được phân bổ theo vị trí chức vụ.

“Phong trào Tóc trắng”: Biểu tình lớn tại Vũ Hán, Đại Liên và An Sơn ở Trung Quốc

Bí quyết trường thọ đến 150 tuổi của giai cấp đặc quyền ĐCSTQ


Bệnh viện số 301 Bắc Kinh là cơ sở y tế quan trọng của Trung ương ĐCSTQ, lâu nay phụ trách khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Ngày 15/9/2019, một quảng cáo WeChat của Bệnh viện 301 Bắc Kinh đã được lan truyền trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc, trong đó nêu bật việc thúc đẩy “Dự án Sức khỏe” đối với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ (tất nhiên là các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu) có mục tiêu kéo dài tuổi thọ là 150 năm tuổi. Có thể vì vấn đề quá nhạy cảm nên ngày hôm sau quảng cáo đã bị chặn.

ĐCSTQ muốn kéo dài tuổi thọ của lãnh đạo đến 150 tuổi

Bệnh viện 301 Bắc Kinh. (Nguồn: N509FZ/ Wikidata)


Theo nội dung video quảng cáo giới thiệu, kể từ khi thành lập ĐCSTQ, việc chăm sóc y tế cho người đứng đầu ĐCSTQ đã đạt được “tiến bộ vượt bậc ” trong hơn 60 năm “khám phá và thực hành ”, hình thành hệ thống chung “phòng ngừa, điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, điều dưỡng” tập trung vào “chống ung thư, chống bệnh tim mạch, chống lão hóa, quản lý bệnh mãn tính, tái tạo chức năng cơ quan và thực hành lối sống khỏe mạnh ”, đó là một hệ thống độc đáo “kết hợp sâu sắc giữa tinh hoa sức khỏe Trung Quốc và công nghệ y tế tiên tiến của phương Tây”.


Quảng cáo cũng cho biết hệ thống y tế đó là “tốt nhất thế giới” , do vậy mà tuổi thọ trung bình của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nói chung cao hơn so với các nhà lãnh đạo của các nước phát triển phương Tây, ví dụ tuổi thọ trung bình của các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ từ năm 2008 đã là 88 tuổi. Cuối quảng cáo tiết lộ “Dự án Sức khỏe Thủ trưởng 981 ” đã được khởi động vào năm 2005 với mục tiêu kéo dài tuổi thọ là 150 tuổi.


Dữ liệu của Baidu cũng cho thấy Trung tâm Dự án Sức khỏe Thủ trưởng 981 “Có một đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhân viên dịch vụ xuất sắc đã nhiều năm phục vụ những quan chức cấp thủ trưởng tại trung ương, đồng thời có thiết bị chăm sóc y tế dự phòng tiên tiến nhất và phòng chẩn đoán phân tử hàng đầu trên thế giới”.


Dữ liệu cũng cho thấy mô hình 981 có ba dự án lớn: Dự án tăng cường sức khỏe (không già); Dự án tái tạo tuổi xuân (không già); Dự án trường thọ 150 tuổi (trường thọ). Dự án trường thọ 150 tuổi, có nội dung giống như nội dung của video quảng cáo WeChat của Bệnh viện 301, đã bị hệ thống kiểm duyệt xóa bỏ.


Vấn đề đối đãi y tế đặc biệt mà các quan chức cấp cao ĐCSTQ được hưởng đã một cách gián tiếp xác nhận điều đó. Khi Trương Chấn (Zhang Zhen) – cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương – qua đời ở tuổi 101, một số phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã giới thiệu cái gọi là “Kinh điển Dưỡng sinh ” của ông này. Tuy nhiên tờ truyền thông Hồng Kông Oriental thân ĐCSTQ đã bình luận, “Thực hành chế độ chăm sóc sức khỏe đó dĩ nhiên chỉ có lợi mà vô hại, nhưng sống lâu hay không là một dấu hỏi lớn. Trên thực tế, lý do tại sao Trương Chấn sống đến hơn 100 tuổi không phải vì ông có bất kỳ bí quyết dưỡng sinh nào, những bí quyết đó đều vô dụng đối với người bình thường. Bảo bối dưỡng sinh của Trương Chấn là vị trí quan chức cấp cao của ông ấy, ‘Đảng và nhân dân không tiếc bất cứ giá nào để dưỡng sinh cho ông ấy’”.

Nạn trẻ em mất tích tại Trung Quốc có liên quan đến việc cấy ghép nội tạng của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ? (Chụp màn hình video)

Bí ẩn đáng sợ


Phía sau đãi ngộ y tế đặc quyền cho những quan to ĐCSTQ này là bức màn đen kinh khủng hơn nhiều.


Theo tỷ phú người Hoa ở Mỹ là ông Quách Văn Quý (Guo Wengui) kể lại, bí quyết trường thọ của các lãnh đạo ĐCSTQ được trả giá bằng chính sinh mạng của người khác bất cứ lúc nào: Thay thế nội tạng khỏe mạnh của những người trẻ tuổi và hàng năm tiêm huyết thanh lấy từ những người trẻ tuổi để duy trì sức sống của các cơ quan thay thế. Ông Quách cũng tiết lộ rằng con trai cả của cố lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng bị ung thư và đã nhiều lần phải thay nội tạng, có nghĩa là không ít sinh mạng đã hy sinh để duy trì mạng sống cho ông Giang Miên Hằng.


Theo các chuyên gia y tế, cơ quan nội tạng được thay thế chỉ có giới hạn tuổi thọ, cao nhất khoảng 10 năm, nhưng một số cơ quan chỉ có thể tồn tại trong 2 – 3 năm. Điều này có nghĩa là để kéo dài sự sống, các cơ quan phải được thay theo định kỳ.


Sau khi Tòa án Tối cao của ĐCSTQ “xét lại” vụ án Nhiếp Thụ Bân (Nie Shubin) vào năm 2016 bị xử tử oan vì tội hiếp dâm và giết người, đã có tin đồn rằng bản án tử vội vàng đối với Nhiếp Thụ Bân có liên quan đến ca ghép thận của Chương Hàm Chi (Zhang Hanzhi) – cựu quan chức nổi tiếng trong giới ngoại giao của ĐCSTQ. Thông tin công khai cho thấy Chương Hàm Chi đã hai lần cấy ghép thận vào năm 1995 và 2002. Vấn đề này từng được cựu luật sư Lý Trang (Li Zhuang) nổi tiếng Trung Quốc chỉ ra rằng “Nội tạng của Nhiếp Thụ Bân có thể vẫn còn sống”.


Cô con gái của quan chức Chương Hàm Chi tên là Hồng Hoàng (Hong Huang) từng đăng bài trên Nhật báo Đô thị phương Nam phủ nhận việc ghép thận của cha mình có liên quan đến vụ án Nhiếp Thụ Bân. Tuy nhiên, bản thân cô không chắc rằng ca ghép thận ấy không liên quan gì đến các tù nhân mang án tử hình khác. Nhưng với tư cách là thành viên trong gia đình, cô Hồng Hoàng nói rằng chưa bao giờ cô tham gia vào việc tìm kiếm nội tạng phù hợp cũng như không bao giờ hỏi han về vấn đề này, tất cả được sắp xếp bởi bác sĩ. Lý do cô không tham gia hoặc tìm hiểu là vì cảm giác, “Quá trình này có thể đáng sợ”.

Phủi tay chuyện dưỡng lão của thường dân


Xu hướng mất cân bằng trong thu chi Quỹ Dưỡng lão của Trung Quốc ngày càng tăng, khiến ĐCSTQ buộc phải áp dụng các biện pháp trì hoãn việc nghỉ hưu để đối phó với nguy cơ khủng hoảng Quỹ Dưỡng lão. Có thông tin chỉ ra vấn đề ĐCSTQ đang chuẩn bị đưa ra kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu.


Dựa trên các nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc ngày 10/2 dẫn từ báo cáo nghiên cứu do CITIC Securities công bố trực tuyến cho hay: Kế hoạch tăng dần tuổi nghỉ hưu có thể được công bố vào năm 2023, theo đó đến khoảng năm 2055 thì độ tuổi hưu trí của nam và nữ Trung Quốc sẽ như nhau ở độ tuổi 65. Theo quy định tuổi nghỉ hưu hiện nay ở Trung Quốc là 60 đối với nam, 55 đối với nữ cán bộ, và 50 đối với nữ làm lao động công nhân.


Nhóm chuyên gia “Kinh tế chính trị Thiên Quân” (@TJPE) người Hoa tại Mỹ đã có bài “ĐCSTQ đã kiềm chế nhiều cuộc khủng hoảng, nhưng có một cuộc khủng hoảng không thể giải quyết ”, qua đó chỉ ra cuộc khủng hoảng về chế độ dưỡng lão tại Trung Quốc đang cận kề: Ngày 31/5/2021, Bộ Chính trị của ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, tuyên bố tiếp tục thực hiện chính sách sinh 3 con và các biện pháp hỗ trợ bổ sung, đồng thời thực hiện tăng dần tuổi nghỉ hưu.


Trên Internet, một số cư dân mạng đã tổng kết giọng điệu tuyên truyền bất nhất của Nhân dân Nhật báo ĐCSTQ về vấn đề dưỡng lão tại Trung Quốc: Năm 1985 tuyên bố “Tốt nhất là có một con, dưỡng lão để Chính phủ lo” ; năm 1995 thay đổi là “Tốt nhất là có một con, Chính phủ hỗ trợ dưỡng lão” ; năm 2005 lại thay đổi “Dưỡng lão không thể dựa vào chính phủ ”; đến năm 2012 đã thay đổi thành “Tăng tuổi nghỉ hưu, mọi người tự lo chuyện dưỡng lão”.


Nhất Hoằng, Vision Times

ĐCSTQ muốn kéo dài tuổi thọ của lãnh đạo đến 150 tuổi

Ngày 15/9, trên WeChat Trung Quốc lan truyền video quảng cáo của Bệnh viện 301, nói về mục tiêu kéo dài tuổi thọ của lãnh đạo ĐCSTQ lên đến 150 tuổi.

Chia sẻ Facebook