BTV Đoàn Minh Hằng: 15 năm, guồng quay truyền hình chưa bao giờ cho phép tôi lùi bước | VTV.VN
Từ một MC trên VTV6, Minh Hằng đã trở thành nhà sản xuất, MC, biên tập viên trong nhiều chương trình như Cất cánh, Thanh xuân tươi đẹp, Trạm yêu...
Cùng với sự thay đổi format lần này, ê-kíp Café sáng cũng quyết định thay đổi các gương mặt dẫn chương trình. Tôi, Công Tố, Mù Tạt là những MC trên kênh VTV6 sẽ tham gia dẫn Café sáng cùng các bạn dẫn mới. Thật tình cờ, tôi chính là người dẫn đầu tiên trong số đầu tiên của format mới này.
Ngược lại, tôi cảm thấy rất thú vị và phấn khích.
Tôi luôn muốn mở những cánh cửa để khám phá, chào đón những thứ mới. Nghề truyền hình cho tôi cứ mỗi ngày mở mắt thức dậy đều có những thứ mới mẻ như thế. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày khi đứng trước một cái gì mới, tôi lại hay có thói quen nhìn, quan sát xem như thế nào rồi mới đưa ra quyết định. Biết tính mình là vậy nên trong công việc, tôi thường ép mình xông vào. Nếu cứ đứng ngoài nhòm, dò xét thì tôi sẽ không bao giờ làm được, bước tiếp được. Khi nhà báo Tùng Chi hỏi “Hằng dẫn số đầu tiên nhé?”, tôi không cho phép mình suy nghĩ quá 3 giây và trả lời “vâng” luôn. Như vậy, tôi sẽ không thể lùi bước.
Trước ngày lên sóng, khi chuẩn bị xong xuôi đã là 12 giờ đêm. 4 giờ sáng tôi thức dậy nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi, bởi sự phấn khích quá lớn.
Bây giờ không nói thì ai cũng nhìn thấy công việc truyền hình rất vất vả, nhưng thực sự nó vất vả như thế nào thì có lẽ chỉ có người trong cuộc mới thấm được hết. 15 năm làm truyền hình mà kể chuyện khó khăn thì chắc nhiều trang báo cũng không thể kể hết được (cười).
Tôi nghĩ khó khăn là mình phải tự xóa bỏ đi vòng an toàn của bản thân, xóa bỏ đi những cái mà bao lâu mình nghĩ “À thế này là ổn rồi” thì đến tháng sau, tuần sau hay chỉ ngày hôm sau thôi, mình lại thấy “Không được, phải bỏ cái cũ đi, gột suy nghĩ cũ đi để tạo ra những cái mới”. Tuy nhiên, điều đó vừa là khó khăn cũng vừa mang tới sự phân khích rất lớn cho người làm truyền hình.
Hồi đấy, tôi thấy thích lắm! Bởi từ bé, tôi đã luôn làm bạn với truyền hình qua chiếc tivi rồi. Sau là dân chuyên ngữ, tôi cũng thích xem các kênh ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong đầu cũng chưa từng nghĩ đến sau này sẽ làm truyền hình. Năm đại học thứ 3, bạn tôi đã đẩy tôi đi thi tuyển MC của VTV6.
Thời sinh viên, tôi tôi yêu văn nghệ, hơi nổi loạn. Tôi tham gia ban nhạc, đi hát và cũng có một chút gu về nghệ thuật, thẩm mỹ, nhưng chưa bao giờ từng dẫn chương trình. Vì thế, khi vào VTV6, tôi say mê khám phá thế giới mơ ước của mình. Tôi sẵn sàng ngồi lại đến 23 giờ đêm chỉ để làm quen với một phần mềm dựng. Rồi xin đi theo các anh chị chỉ để vác chân máy, phụ mấy việc lặt vặt nhưng học hỏi được nhiều điều. Cuối cùng tôi làm ra được một sản phẩm đầu tiên từ A-Z. Tôi ngồi xem mà rưng rưng nước mắt. Xúc động vô cùng!
Có những giai đoạn mà thời gian ở Đài nhiều hơn ở nhà nên tôi không biết nên gọi là ngôi nhà thứ hai hay ngôi nhà thứ nhất nữa. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi được là một thành viên của VTV6, từ một cô sinh viên, rồi giờ trở thành bà mẹ hai con, thấm thoắt đã 15 năm. Ở đó, chúng tôi có thể thỏa sức sáng tạo và làm những thứ mình thích.
Thú thực là có chứ. Khán giả trẻ họ thay đổi từng ngày, họ cập nhật cuộc sống từng ngày. Đôi khi tôi cảm thấy hơi lo lắng với việc làm thế nào để làm các chương trình đúng là dành cho các bạn ấy đây? Có lúc thì tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục làm chương trình theo thế giới quan riêng của mình thì nó sẽ lạc ra ngoài dòng chảy của các bạn. Có lúc thì tôi nghĩ “hay là thôi, mình không làm các chương trình cho người trẻ nữa, mình làm cho chương trình đúng độ tuổi của mình đi”. Thế nhưng guồng quay công việc không cho phép tôi lùi bước.
Ở chiều ngược lại, tôi nghĩ chúng ta đừng mặc định các bạn trẻ là những người chỉ thích những thứ nhanh, vội vàng. Ở lứa tuổi nào thì họ cũng có sự rung động trước những câu chuyện đẹp trong cuộc sống. Đó cũng là lý do chúng tôi cho ra đời các chương trình như Trạm yêu thương.
Trạm yêu thương như là đứa con tinh thần của tôi vậy. Tôi ấp ủ, đặt tên, cùng ekip xây dựng format và dẫn luôn. Với những nhân vật trong Trạm yêu thương , tôi không đặt mục tiêu phải lấy được thông tin này, câu nói kia của họ, mà chỉ muốn có một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, chân thành như với người thân hay người bạn yêu mến lâu ngày không gặp. Bình thường tôi rất ít khi khóc nhưng với Trạm yêu thương , rất nhiều lần tôi nghẹn ngào. Trong số vừa lên sóng gần nhất, lời bộc bạch của cô sinh viên không có đôi chân trọn vẹn, bị bỏ lại ở BV Từ Dũ khi mới chào đời đã khiến tôi dẫn lạc cả giọng, nhòe cả phấn son.
Chúng tôi cũng không mong muốn phải truyền đi một cái gì đó lớn lao, mà chỉ nghĩ rằng vốn những câu chuyện đời thường của các nhân vật sẽ tạo nên những rung cảm đáng giá trong cuộc sống của chúng ta.
Tôi không nhớ chính xác thời điểm nào, nhưng đó là khi đạt được một độ chín nhất định trong nghề nghiệp. Để dẫn chương trình trực tiếp hay cầu truyền hình, BTV cần có kinh nghiệm, kỹ năng và bản lĩnh sân khấu. Bản lĩnh sẽ giúp MC bình tĩnh xử lý các tình huống, làm việc với cả ekip và kết nối với các điểm cầu. Về nội dung, tôi vẫn thích trung thành với những chương trình xã hội, nhân văn, chứa đựng nhịp đập của cuộc sống.
Đó là buổi tổng duyệt một chương trình cầu truyền hình trực tiếp với 5 điểm cầu, tôi là MC dẫn điểm cầu chính. Vì một nhịp dẫn chệch của tôi mà ảnh hưởng tới điểm cầu tiếp theo. Dù chỉ là tổng duyệt nhưng tôi đã tự dằn vặt bản thân, viết một bài dài trên trang cá nhân để lưu lại, xem đó là một bài học mà bao nhiêu năm đi chăng nữa mình vẫn phải nhớ.
Chị Tạ Bích Loan, chị Diễm Quỳnh, đạo diễn Phan Lạc Long… đều là những người sếp đầu tiên của tôi. Họ luôn là những người thầy trong nghề mà sau này tôi có tiếp tục làm việc bao nhiêu năm thì vẫn luôn dành sự yêu quý, tôn trọng và biết ơn đối với họ. Bây giờ, tôi vẫn liên tục gặp gỡ, hỏi ý kiến các chị về một số chương trình mình làm và không chỉ được góp ý, mà còn được truyền cảm xúc, năng lượng tích cực.
Ban đầu bố mẹ cũng không tin tưởng tôi có thể theo được nghề truyền hình. Ở một khía cạnh nào đó, truyền hình giúp tôi chạm tới những ước mơ của bố mẹ. Bố tôi rất yêu giọng hát của NSND Thu Hiền, tôi đã có dịp làm chương trình với cô. Bố tôi là dân xây dựng, từng công tác rất lâu ở Điện Biên. Tôi lại được tham gia thực hiện chương trình kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Những tấm ảnh chụp cùng những nhân vật ở Điện Biên, tôi đều chia sẻ với bố. Tôi nhìn thấy trong mắt ông sự xúc động khi nhìn thấy chính con gái mình đặt chân về mảnh đất gắn bó với mình… Rất nhiều câu chuyện như thế, đến bây giờ, bố mẹ rất ủng hộ tôi.
Có một thời gian tôi được các đồng nghiệp gọi là MC vùng miền. Tôi rất thích đi, thích gặp mọi người. Chắc do tôi cung Nhân Mã nên thích đi (cười). Bên cạnh đó, tôi nghĩ chỉ có đi thì mình mới có cảm hứng để làm việc. Nếu công việc làm báo mà chỉ ngồi trước máy tính và ngồi văn phòng thì sẽ không thể làm được, không thể nghĩ ra đề tài để làm, không thể cảm nhận được nhịp đập, tần số của cuộc sống.
Trong các chương trình trước đây, tôi đã đi đến những vùng sâu, vùng xa, chưa bao giờ thấy ngại. Nếu làm truyền hình 25 – 30 năm nữa thì tôi vẫn cứ đi…