Brazil nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với khách du lịch quốc tế

Chia sẻ Facebook
03/04/2022 23:10:49

Ngày 2/4, Cơ quan y tế Brazil Anvisa đã ban hành một bộ quy tắc mới đối với du khách quốc tế đến nước này, trong đó nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19.


Việc nới lỏng hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với khách du lịch quốc tế nhập cảnh vào Brazil diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế đã lắng xuống ở quốc gia Nam Mỹ này.

Anvisa cho biết, công dân Brazil và người nước ngoài đã tiêm vaccine phòng COVID-19 hiện được miễn xuất trình bằng chứng về việc xét nghiệm COVID-19 với kết quả âm tính hoặc "không phát hiện được" (kết quả “không phát hiện được” chỉ ra rằng không tìm thấy RNA virus SARS-CoV-2 trong mẫu sinh học đã được gửi đi xét nghiệm). Họ chỉ được yêu cầu xuất trình bằng chứng đã tiêm đủ vaccine bằng giấy hoặc chứng nhận điện tử.

Nhìn chung, theo quy định mới, chứng nhận tiêm chủng là cơ sở cho chính sách biên giới quốc gia đối với tất cả các phương thức vận chuyển

Chứng nhận đã tiêm vaccine đầy đủ là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân đủ điều kiện tiêm chủng và những người có ý định nhập cảnh vào Brazi

Brazil hiện là nước có số người mắc COVID-19 cao thứ 3 thế giới với trên 29,99 triệu trường hợp. (Ảnh: AP)

Theo quy định này, một khách du lịch được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ sau khi đã tiêm đủ hai liều cơ bản hoặc một liều vaccine phòng COVID-19, tùy thuộc vào loại vaccine. Anvisa cho biết, việc tiêm chủng phải được hoàn thành ít nhất 14 ngày trước ngày khởi hành.

Những khách du lịch chưa được tiêm đủ hai mũi vaccine vaccine, với điều kiện họ là công dân Brazil và người nước ngoài cư trú tại nước này, phải xuất trình xét nghiệm COVID-19 với kết quả âm tính hoặc "không phát hiện được", Anvisa cho biết thêm.


Cơ quan này cũng lưu ý rằng, những người nước ngoài sống ở nước ngoài và không được tiêm phòng đầy đủ vẫn bị cấm nhập cảnh vào nước này, ngoại trừ trường hợp không được nêu chi tiết trong tuyên bố.

Đến nay, tổng số người nhiễm COVID-19 tại Brazil là trên 29,99 triệu trường hợp, mức cao thứ 3 thế giới sau Mỹ và Ấn Độ, trong đó có hơn 660.000 ca tử vong, cao thứ 2 sau Mỹ.

Chia sẻ Facebook