Bỗng dưng thấy miệng có 'vị' này, bác sĩ cảnh báo nên đi kiểm tra đường huyết ngay lập tức
Một số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện rối loạn vị giác, dẫn đến miệng có vị mặn, chua, vị kim loại...
Miệng có lạ, bác sĩ cảnh báo nên đi kiểm tra đường huyết
Tiến sĩ Shao Yuhao (Đài Loan, Trung Quốc) kể rằng gần đây anh tiếp nhận một bệnh nhân đến khám vì miệng có vị chua rất kỳ lạ. Bác sĩ Shao Yuhao cho rằng khi miệng có vị lạ thường là do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do vệ sinh răng miệng kém.
Tuy nhiên, sau khi bác sĩ khám bụng, lưỡi và khám mạch cho bệnh nhân cho thấy không có tín hiệu trào ngược dạ dày thực quản điển hình. Bệnh nhân tháo khẩu trang ra nói chuyện cũng không có mùi hôi nào mà vị chua chỉ là cảm nhận của riêng bệnh nhân.
Tiến sĩ Shao Yuhao.
Khi đường huyết tăng cao do bệnh tiểu đường, cơ thể cố gắng loại bỏ đường thừa thông qua đường tiểu, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Trong tình trạng đó, một số người có thể cảm thấy miệng khô hoặc có cảm giác chua miệng.
Ngoài cảm giác chua miệng, giảm cân rõ rệt mà không phải do ăn kiêng cũng là một trong những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tiểu đường. Khi hàm lượng insulin trong cơ thể người bệnh giảm, sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân tiểu đường còn có cảm giác ngứa da. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường, có thể là do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, cũng có thể do nhiễm nấm hoặc do dị ứng với thuốc. Ngoài ra, đường huyết cao cũng có thể khiến da bị khô, điều ấy tạo nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Nhóm người nên theo dõi đường huyết thường xuyên
Người bị mất cân bằng vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn đường ruột điều chỉnh hệ thống miễn dịch, chống lại nguy cơ bị viêm của cơ thể. Đồng thời duy trì quá trình trao đổi chất. Khi hệ vi khuẩn mất cân bằng, hàng rào bảo vệ đường ruột bị thay đổi dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Đây chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Người có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh nội tiết. Khoảng 40% bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán mắc bệnh béo phì, đồng thời xác suất mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch cũng tăng cao.
Những người có chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường - thúc đẩy phản ứng viêm của cơ thể
Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhiều chất béo, nhiều đường như các món kho, các món chiên… sẽ làm tăng lượng đường trong máu và lipid máu. Điều này khiến cơ thể bị viêm và rối loạn quá trình trao đổi chất.
Người lười vận động
Những người lười vận động có nhiều khả năng mắc các vấn đề về béo phì. Đây là yếu tố dẫn đến cơ thể bị viêm mãn tính và độ nhạy insulin kém.
Những thói quen tốt để tránh bệnh tiểu đường
- Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau giúp bạn ổn định trọng lượng tốt hơn, giảm thiểu lượng mỡ thừa, từ đó kéo theo tác dụng giữ lượng đường trong máu được ổn định.
- Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao, có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.
- Tăng cường Omega cho cơ thể: Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi,... có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.
- Chăm chỉ tập thể dục: Theo một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, tập luyện giúp giảm mỡ và tăng cơ bắp. Điều ấy có thể giúp giảm đề kháng insulin và từ đó hạn chế khả năng phát triển bệnh tiểu đường.