Bộ Y tế khẳng định đồng tính không phải là bệnh, không cần 'chữa', không cách nào thay đổi

Chia sẻ Facebook
09/08/2022 13:38:16

Trước thông tin phản ánh hiện nay một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính, Bộ Y tế khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, nên không thể 'chữa', không cần 'chữa'...

Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính, trong khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Ảnh minh hoạ

Ngày 17/5/1990, Tổ Chức Y tế Thế giới cũng đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến  ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác định "đồng tính không phải là bệnh", mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới.

Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;

Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị

đối với các đối tượng này;

Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.

Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ

là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Bà bầu 26 tuần vỡ tử cung vẫn sinh con khoẻ mạnhicon0Đang mang thai ở tuần 26 thì bị vỡ tử cung nhưng sản phụ 35 tuổi may mắn được các bác sĩ khâu phục hồi tử cung để nuôi dưỡng thai.

Người trẻ suy thận, suy tim… sống cùng 'kẻ giết người' mà không biết

icon 0

Trước đây cao huyết áp chỉ xuất hiện ở người trên 65 tuổi thì hiện tại nhiều người từ 35 đến 55 tuổi đã mắc bệnh này thậm chí khi biến chứng nặng mới được phát hiện.

Người trẻ đau đầu dai dẳng, đánh trống ngực liên hồi cần nghĩ ngay đến căn bệnh cực kỳ nguy hiểm tưởng chỉ gặp ở người già

icon 0

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo, người trẻ có dấu hiệu bất thường dù nhỏ nhất như đau đầu, đánh trống ngực liên hồi, nôn ói cần phải đến viện sớm.

Những điểm hấp dẫn nhau nhất ở người khác giới

icon 0

Mỗi người có điểm mạnh riêng, cũng như bị thu hút bởi những đặc điểm khác nhau của đối phương. Hãy xem phần lớn phụ nữ và đàn ông thấy người khác giới hấp dẫn nhất ở điểm gì thông qua khảo sát dưới đây.

Uống gì, uống bao nhiêu và công thức tính lượng nước cần nạp vào cơ thể chính xác nhất cho cả người lớn và trẻ em

icon 0

Uống nước không chỉ để giải khát. Uống nước đúng cách có thể tăng cường sức khỏe, không đúng cách có thể mang đến một số nguy cơ cho cơ thể. Sau đây, chuyên gia người Nga tiết lộ uống nước đúng cách ở người lớn và trẻ em.

Cách hiệu quả đối phó với căn bệnh 1/5 phụ nữ và 1/10 đàn ông trên thế giới mắcicon0Nắng nóng, cơ thể gia tăng căng thẳng và các tĩnh mạch ở chân cũng không ngoại lệ.

Lõm lồng ngực bẩm sinh, chàng trai 17 tuổi vượt 600 km để chữa

icon 0

Vừa qua, Đơn vị Phẫu thuật tim mạch – Lồng ngực – Trung tâm Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh từ Tỉnh Quảng Bình đến điều trị lõm lồng ngực bẩm sinh.

Thêm một nữ sinh nguy kịch, bác sĩ chỉ cách nhận biết dấu hiệu ngộ độc rượu

icon 0

Ngộ độc rượu là tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu ngay khi phát hiện các triệu chứng để tránh trường hợp chuyển biến nặng hoặc nghiệm trọng hơn là tử vong.

Những lợi ích 'vàng' của hạt sen, ai không nên ăn?

icon 0

Hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magiê, kali và phốt pho, trong khi đó, hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp nên phòng ngừa các bệnh mãn tính, bồi bổ sức khoẻ cho người suy nhược.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩicon0Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook