Bỏ việc lương 30 triệu/tháng, dồn 1,3 tỷ kinh doanh nhưng thất bại

Chia sẻ Facebook
17/07/2023 17:11:51

Nhận ra công việc đang làm không còn phù hợp và muốn thử sức lĩnh vực mới, nhiều nhân viên văn phòng chấp nhận bỏ ngang vị trí ổn định để khởi nghiệp làm lại từ đầu.


Bất kỳ bạn trẻ của “Cột sống” Gen Z nào cũng mong muốn sớm đạt được những thành công trong sự nghiệp, vừa để chứng minh năng lực bản thân, vừa để sớm có cơ hội giúp đỡ gia đình. Khi phong trào khởi nghiệp đang là xu hướng mới của mọi tầng lớp xã hội, cũng là lúc nhiều người sẵn sàng bỏ công việc văn phòng ổn định với mức lương cao để hiện thực hóa đam mê của mình.

Tuy nhiên, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, có người thành công nhưng cũng có vô số người thất bại. Thậm chí, những người khởi nghiệp thất bại lại càng stress thêm vì gánh những số nợ "khủng", rồi lại quay về "kiếp làm thuê" khiến nhiều người tỉnh ngộ và có vô vàn bài học quý giá.

Nhiều người vội vàng bỏ việc lương cao để khởi nghiệp. (Ảnh minh họa: Zingnews)


Bỏ việc ổn định, lương cao


Ngay từ ngày còn ngồi trên giảng đường đại học, Thanh Bình (Hà Nội), độc giả YAN đã khát khao kiếm được nhiều tiền. Trong khi các bạn cùng phòng mải mê với chuyện học hành hay yêu đương thì Bình lao vào làm thêm. Gia đình cậu không khó khăn về tiền bạc, tháng nào bố mẹ cũng gửi đủ để chi tiêu. Nhưng Bình vẫn đi làm thêm nhiều công việc khác nhau để có tiền và kinh nghiệm sống.

Sau khi ra trường, Bình tự tin ứng tuyển vào một công ty phù hợp với năng lực của bản thân. Ở đó sếp rất hài lòng với sự năng động và cầu tiến của cậu. Vì có vốn sống phong phú nên khi vào công ty, Bình dễ dàng hòa nhập với mọi người.

Đi làm ngay khi đang còn đi học để có thêm vốn sống. (Ảnh minh họa: Dân Trí)

Từ một nhân viên bình thường, sau 9 năm làm việc chăm chỉ, Bình đã trở thành sếp và quản lý 20 nhân viên, lương tháng 30 triệu. Lúc Bình có công việc ổn định, có nhà, có xe thì bố mẹ khuyên lấy vợ. Họ bảo dù có nhiều tiền đi nữa thì cũng phải có một gia đình ổn định mới coi là hạnh phúc.

Bình thấy bản thân còn trẻ, nếu lập gia đình sẽ khó có cơ hội phát triển sự nghiệp. Mặc dù làm văn phòng nhưng Bình rất máu kinh doanh, và luôn ấp ủ mở một cửa hàng để kinh doanh.

Bình không tránh khỏi bị gia đình ngăn cấm vì thực tế cậu đang có một công việc khá ổn định, tiền lương và tiền làm thêm vẫn đảm bảo được cuộc sống nhưng lại bỏ lại tất cả để rẽ ngang sang một lĩnh vực mới khá rủi ro.

Nghỉ việc văn phòng ổn định rẽ ngang sang một lĩnh vực mới khá rủi ro. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)

Sau khi nghiên cứu thị trường nơi mình đang ở, và lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao Bình quyết định chọn kinh doanh quán lẩu. Từng làm thêm trong một nhà hàng lẩu khi đang đi học nên Bình biết rằng lợi nhuận của các nhà hàng lẩu không hề thấp. Hơn nữa, vị trí cửa hàng rất tốt, gần khu phố thương mại, xung quanh tấp nập người qua lại. Đặc biệt vào cuối tuần, các gia đình sẽ dẫn con cái đi chơi, đi ăn uống. Chính vì vậy, mở nhà hàng lẩu là phương án kinh doanh tối ưu.

Quyết là làm. Bình bỏ ngoài tai mọi lời khuyên can, gom góp toàn bộ số tiền tiết kiệm 1,3 tỷ đồng để mở nhà hàng. Những ngày đầu khai trương, do có nhiều bạn bè và mối quan hệ nên khách đến ủng hộ nhiều, đều đặn. Nào ngờ, chỉ sau hơn 4 tháng, tình hình tồi tệ dần. Tháng nào Bình cũng bù lỗ vì thu không đủ chi. Tiền thuê nhà, tiền điện nước, nguyên liệu và tiền thuê nhân công là những khoản phí lớn phải chi trả hàng tháng.

Vội vàng, thiếu vốn khiến người trẻ khởi nghiệp thất bại. (Ảnh minh họa: CafeF)

Cố gắng kéo dài thêm vài tháng nhưng tình hình không khả thi, cuối cùng Bình phải đóng cửa hàng, trả lại mặt bằng, ôm thêm một khoản nợ lớn. Tiền lương nhân viên cậu cũng đành khất lần họ, chưa thể thanh toán kịp. Bình nhận ra khởi nghiệp không phải chuyện đơn giản. Có quá nhiều thứ phải cân nhắc, nếu chưa nghiên cứu kỹ, chưa có đủ tiềm lực tài chính và có cho mình những chiến lược đi đúng hướng thì tốt nhất không nên làm liều.


Có chí lớn cũng chưa chắc thành công!

Trên thực tế, số người trẻ thành công khi khởi nghiệp là không hề ít, đây cũng chính là tấm gương được đông đảo mọi người hướng đến. Nhưng con số thất bại cũng không hề nhỏ chút nào, vì vậy mới nói rằng khởi nghiệp mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức dành cho những ai tham gia vào.

Người trẻ thành công khi khởi nghiệp là không hề ít. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Dựa theo thống kê của Topica Founder Institute, chỉ trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ghi nhận được 296 thương vụ đầu tư khác nhau. Trong đó, nếu tính riêng năm 2017, số startup nhận được vốn đầu tư đã lên tới 92 doanh nghiệp với tổng giá trị khoản đầu tư là gần 300 triệu USD. Nếu so sánh sẽ thấy rằng con số này tăng gần gấp 2 lần so với số thương vụ của năm 2016, và tăng hơn gấp 9 lần so với năm 2011. Hơn thế, một điều đặc biệt đó là trong những con số này có rất nhiều những dự án của người trẻ đứng ra.

Còn theo báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam được thực hiện bởi Hội đồng Anh, có đến 37% ứng viên tham gia khảo sát cho biết rằng họ có kế hoạch bắt đầu kinh doanh, trong đó 20% dự định thực hiện kế hoạch trong 5 năm tới. Như vậy, có thể thấy rất rõ rằng khởi nghiệp đang là một xu hướng này càng phát triển trong giới trẻ tại Việt Nam.

Khởi nghiệp đang là một xu hướng trong giới trẻ tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: Báo Đầu Tư)

Khởi nghiệp thành công và nhất là ở độ tuổi còn trẻ là điều không hề dễ dàng một chút nào. Hơn thế, chỉ một con số nhỏ các bạn trẻ khi khởi nghiệp là thành công với ý tưởng ban đầu của mình.

Ở giai đoạn hiện tại, nhất là trong năm 2023, nếu ai vẫn đang có công việc ổn định thì nên tiếp tục và khoan nghỉ việc để để khởi nghiệp. Chưa kể, khởi nghiệp bước đầu rất khó khăn và hầu như bản thân phải tự làm mọi thứ. Thay vì chúng ta đi làm văn phòng ngày 8 tiếng và hoàn toàn thư giãn khi trở về nhà thì khởi nghiệp sẽ không có chỗ cho những lần thư giãn ấy nữa.

Thành công khi còn trẻ là điều không hề dễ dàng. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Nếu bạn quyết định khởi nghiệp thì không nên quá hấp tấp, vội vàng. Không tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức, vốn sống, khả năng lãnh đạo, quản lý; không tích lũy đủ kinh nghiệm chuyên môn sẽ rất dễ "chết đuối" khi bước vào thị trường. Hơn thế, ở Mỹ hay nhiều nước phát triển khác nhau rất nhiều người phải đến 40 – 50 tuổi mới bắt đầu khởi nghiệp. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ những hành trang cần thiết khi bước vào “cuộc chiến” này. Ngoài ra, chúng ta đã bước đến kỷ nguyên của công nghệ, vì vậy đừng biến mình thành một người trẻ “lạc hậu” khi không biết cách tận dụng, khai thác sự tiến bộ của các nền tảng công nghệ 4.0.

Hãy chuẩn bị trước khi khởi nghiệp. (Ảnh minh họa: VTC News)

Khi bạn có thừa khát vọng và ý chí nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm và chưa đủ tiềm lực tài chính thì bạn không nên mù quáng theo đuổi con đường khởi nghiệp để rồi nhận lấy thất bại. Bởi những gì bạn học được từ những thất bại của người khác chỉ giúp bạn nhận biết được chứ không chắc giúp bạn tránh được nó.

Tuổi trẻ ai cũng khát khao được làm giàu, khởi nghiệp trên chính đôi chân của mình. Không ít bạn trẻ sau vài năm đi làm tích lũy được một số vốn nhất định đã quyết định bỏ việc để khởi nghiệp. Tuy nhiên không phải bất cứ ai khởi nghiệp cũng đều thành công. Nhất là với những người đang có công việc ổn định sẵn sàng nghỉ việc để đầu tư sẽ khá mạo hiểm. Thậm chí cái giá phải trả là mất hết tiền tiết kiệm rồi ôm thêm một khoản nợ. Chính vì vậy, mỗi người cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi khởi nghiệp để tránh rơi vào tình trạng nợ nần ngập đầu.


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook