Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Chưa có thu phí không dừng sẽ phải dừng thu, xả trạm

Chia sẻ Facebook
09/06/2022 22:27:34

Sáng 9-6, trả lời chất vấn trước Quốc hội, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định Chính phủ rất quyết tâm triển khai thu phí không dừng, ngày 31-7 là hạn cuối cho tất cả các trạm BOT thực hiện việc này.

Ngành giao thông bây giờ không ai dám làm sai 09/06/2022 14:54 GMT+7


Trả lời ý kiến của đại biểu Đinh Ngọc Minh (Cà Mau), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu rõ những con đường chất lượng kém thường rơi vào loại đường cấp thấp, còn đường cấp cao có nhưng không phải đường cao tốc nào cũng không đảm bảo chất lượng. Bởi, trong quá trình làm được cao tốc, vật tư đầu vào kiểm tra, mẫu kiểm tra và các cơ quan phối kết hợp để kiểm tra.

Ông nêu rõ, một số dự án có vấn đề thì cơ quan pháp luật sẽ xử lý còn riêng trách nhiệm của Bộ thì thường xuyên sử dụng bộ máy thanh tra để kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh và mời Bộ Công an, thanh tra chính phủ tham gia vào những vấn đề tế nhị, nhạy cảm để chấn chỉnh.

"Tôi khẳng định ngành giao thông bây giờ không ai dám làm sai, thậm chí, ký tá phải rất cân đong đo đếm để đúng quy định pháp luật", ông Thể nêu.

Ngành Giao thông vận tải không có tư duy nhiệm kỳ 09/06/2022 14:18 GMT+7


Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thế khẳng định riêng ngành GTVT hoàn toàn không có tư duy nhiệm. Bởi tất cả các quốc lộ, cao tốc đều nằm trong các quy hoạch và các quy hoạch này đều định hướng nhiều chục năm chứ không phải bộc phát đưa vào.


Đa số các dự án đăng ký với Quốc hội, Chính phủ, trong đó, dự án lớn nằm trong các nghị quyết của Đại hội Đảng, nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng. Tất cả các căn cứ này đảm bảo khách quan, minh bạch.

"Ngành giao thông là phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch lâu dài, công trình mang tính chất liên vùng, đột phá nên không có tư duy nhiệm kỳ. Tất cả các dự án đều cấp bách, bức xúc, tạo động lực", ông Thể nhấn mạnh.

Mạnh dạn cắt hợp đồng nhà thầu chậm thi công 09/06/2022 11:28 GMT+7


Trả lời chất vấn của đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) về việc có nhà thầu thi công cầm chừng trước tình hình giá nguyên, vật liệu tăng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết có việc này. Quan điểm của bộ là nghiêm khắc xử lý và phải có trách nhiệm với ngân sách.


Bộ đã giao cho các ban quản lý dự án làm việc với nhà thầu kiểm soát việc triển khai dự án, không được phép chần chừ. Ví dụ dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, vừa qua Bộ đã làm việc với ban quản lý dự án và nhà thầu để yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nếu không đảm bảo sẽ cắt hợp đồng, thậm chí không cho thực hiện các dự án giao thông trên cả nước. Sau khi chấn chỉnh, tiến độ dự án khá đảm bảo.

Ông Thể cho biết đối với những dự án khác, Bộ cũng mạnh dạn cắt khối lượng, cộng với các biện pháp chế tài sẽ khắc phục vấn đề này. Riêng các ban quản lý dự án nếu không nắm được tiến độ, không quản lý được việc thi công thì cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Về chất vấn của đại biểu Lâm Văn Đoan (Lâm Đồng) về đảm bảo quyền lợi cho người dân bị giải tỏa, Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay Chính phủ cũng đã chỉ đạo thực hiện đúng các quy định để người dân đến nơi ở tốt hơn, đảm bảo quyền lợi và ổn định đời sống người dân.

"Việc giải phóng mặt bằng ở các địa phương là vô cùng vất vả, khó khăn, nếu không có giải pháp mới sẽ khó thực hiện được", ông Thể nói.

Cần biết rõ khi nào dừng trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long Nội Bài

09/06/2022 11:23 GMT+7


Tranh luận, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) nêu vấn đề về tiến độ hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, giá nguyên vật liệu cao, nguồn vật liệu thiếu hụt tới 12,5 triệu m 3 , việc cung cấp vật liệu khan giá, găm hàng ép giá, tăng giá, ảnh hưởng nguồn cung vật liệu, vậy trách nhiệm Bộ trưởng như thế nào và giải pháp ra sao?

Đại biểu Nguyễn Hải Trung (Hà Nội) tranh luận và cung cấp thông tin liên quan đến dự án BOT Bắc Thăng Long Nội Bài. Ông cho biết hiện nay có nhóm phản đối dự án này, hoạt động trên không gian mạng, cả địa bàn, gây phức tạp và mất an ninh trật tự, hàng ngày, hàng giờ lực lượng công an phải xử lý giải quyết. Vì vậy, ông đề nghị khi bộ trưởng nói rà soát thì phải thông tin rõ rà soát đến bao giờ, lúc nào và lý do tại sao dừng, để nhân dân biết.

Về tiến độ cao tốc Bắc Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn thời gian 3 tháng, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định đang giám sát chặt chẽ tiến độ. Dự án lo lắng nhất là Phan Thiết - Vĩnh Hảo phấn đấu đến 30-6 đạt trên 50%; tuyến Dầu Giây - Phan Thiết đạt 45%, tập trung thảm nhựa.

"Mỗi tháng Ban chỉ đạo đều họp để phân tích lý do, chậm gì, lãnh đạo bộ đi công trường hàng tuần, kiểm tra tiến độ, phấn đấu cuối năm nay đưa hơn 361 km của các đoạn này đúng tiến độ. Song cũng còn nhiều khó khăn thời tiết bất lợi, giá tăng, nên chúng tôi sẽ tham mưu để làm sao thông báo giá địa phương kịp thời, thanh toán kịp thời, giảm chênh lệch", ông Thể nói đến nay đảm bảo cơ bản đúng tiến độ.


Về thiếu nguồn đất, giai đoạn 2 thiếu 3,2 triệu m 3 , đã đưa vào quy hoạch và thủ tục mỏ cơ bản xong hết, nên sẽ triển khai sớm.

Giải đáp về dự án Bắc Thăng Long - Nội Bài, ông nói nếu kết thúc sớm theo hợp đồng để nhà đầu tư thu hồi vốn, thì phải cho phép nhà đầu tư thu phí và giám sát. Trường hợp kết thúc ngay, thì phải mua lại dự án, vì theo hợp đồng đã ký, hiện ta chưa ký hết toàn bộ thì chưa thể kết thúc dự án.

Ông cũng nói hiện nay nhiều dự án BOT đều có vướng mắc, nếu không có nguồn lực đều không thể giải quyết được. Như trạm Bỉm Sơn thu cho tuyến tránh Thanh Hóa, nếu thu phí trên tuyến tránh không thể hoàn vốn mà thu ở trạm Bỉm Sơn lại vi phạm, nên cần phải có giải pháp

09/06/2022 11:07 GMT+7

Trả lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay Trung ương cũng nhận ra sự bất cập phân bổ đường cao tốc, đường trọng điểm các vùng miền. Do vậy, mặc dù năm 2020 nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ vẫn xác định nếu không đầu tư xây dựng đường giao thông thì sẽ không có kế hoạch trung hạn tốt được.

Do vậy, Bộ GTVT tập trung điều chỉnh quy hoạch, tham mưu để Chính phủ đề xuất Quốc hội đầu tư nhiều dự án giao thông trọng điểm. Có nhiều tiêu chí phân bổ được đặt ra, trong đó có tiêu chí cân đối những vùng miền có tiềm năng, thế lực hay những vùng phát triển tốt rồi nhưng tắc nghẽn hạ tầng thì tập trung đầu tư các dự án cao tốc.

Lấy ví dụ như đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, vành đai 3 TP.HCM sẽ tháo gỡ điểm nghẽn giao thông cho hai vùng kinh tế lớn. Hay ở vùng ĐBSCL, hệ thống đường cao tốc yếu kém, vì thế Bộ GTVT đã tham mưu để đầu tư đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng để tạo kết nối cho cả vùng.

Cùng với đó, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu nếu được Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư cũng là cứu cánh cho cả vùng Đông Nam Bộ, nếu không có cao tốc này hàng hóa không xuống được cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hay như Tây Nguyên chúng ta làm cao tốc Buôn Mê Thuột - Khánh Hòa để tạo điều kiện phát triển Tây Nguyên theo hướng công nghiệp…

"Thông qua các dự án lớn đang được trình, hy vọng nhiệm kỳ này sẽ khắc phục được sự mất cân đối phân bổ đường cao tốc giữa các vùng miền", ông Thể nói.

Doanh nghiệp đã cam kết đến 31-7 xong làn thu phí không dừng

09/06/2022 10:54 GMT+7


Trả lời, Bộ trưởng Thể cho hay đến năm 2019 theo đề án Chính phủ giao, mỗi trạm BOT có ít nhất 2 làn xe thu phí tự động. Lý do nếu không dán thẻ nhiều thì đi trên đường làn sẽ khó khăn. Từ năm 2017 mới đạt 3,2 triệu ôtô, nên đến nay mới đủ thời điểm chín muồi để thực hiện việc thu phí không dừng. Đến năm 2019 làm xong việc thiết kế 2 làn cho đường cao tốc xây dựng trạm thu phí không dừng ở các trạm BOT.

Chia sẻ Facebook