Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phát triển trường đại học bền vững để nắm bắt cơ hội

Chia sẻ Facebook
26/04/2022 14:51:55

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường đại học cần cố gắng phát triển bền vững bởi thực tế có nhiều trường phát triển phập phù, thiếu ổn định.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: MINH GIẢNG


Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn trong buổi làm việc tại Trường đại học Văn Lang chiều 24-4.


Trao đổi thêm về định hướng phát triển hệ thống giáo dục nói chung và Trường đại học Văn Lang nói riêng, ông Sơn cho rằng đối với hệ thống giáo dục quốc dân, trường công hay tư đều có vai trò hết sức quan trọng. Cả hai hệ thống đều được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để cùng phát triển.

Theo ông Sơn, cơ hội của các trường đại học hiện rất lớn. Đất nước có gần 100 triệu dân nên nhu cầu chỗ học và chỗ học tốt rất nhiều. Trường đại học nắm bắt được cơ hội đó sẽ thành công. Giáo dục nói chung không phân biệt công tư, phải chung những giá trị kiến tạo cho con người, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp.

Ông Sơn cũng cho rằng hầu hết các trường đại học xếp thứ hạng cao trên thế giới đều có tiềm lực mạnh về các ngành kỹ thuật - công nghệ. Do đó, Trường đại học Văn Lang cũng nên lưu ý đầu tư phát triển nhóm ngành này.


"Về chính sách, trong thời gian tới, bộ sẽ tìm mọi cách để hệ thống tư phát triển tốt nhất, phù hợp quy định. Đại học công coi nhiệm vụ quốc gia là đương nhiên, trường tư muốn bình đẳng cũng không nên từ chối trách nhiệm này. Trường cố gắng phát triển bền vững bởi thực tế có một số trường phát triển phập phù, thiếu ổn định" - bộ trưởng nhấn mạnh.


Tại buổi làm việc này, Trường đại học Văn Lang kiến nghị một số vấn đề như xem xét lại cách tính chỉ tiêu tuyển sinh của Trường đại học Văn Lang, xin được phép xác định lại năng lực tại thời điểm tháng 9 hằng năm căn cứ vào năng lực được cập nhật sau khi có kết quả tuyển sinh
thay vì 31-12 như hiện nay.


Điều chỉnh tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi một số ngành đặc thù, t hí điểm điều chỉnh tỉ lệ sinh viên/giảng viên cho một số ngành đang có nhu cầu xã hội rất cao bằng 1,2 - 1,5 lần so với quy định hiện hành.


Trường này cũng kiến nghị N hà nước có chính sách hỗ trợ cho các đại học tư thục trong tiếp cận các nguồn đất đai, nguồn vốn phát triển (như vốn ODA), các gói tín dụng ưu đãi, cũng như chính sách thuế doanh nghiệp thấp hơn.

Lãnh đạo các vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết sẽ xem xét các kiến nghị của trường nhưng có nhiều vấn đề liên quan nhiều bộ, không thể giải quyết riêng rẽ cho từng trường.


25 năm xây trường, mất 20 năm làm thủ tục

Theo Trường đại học Văn Lang, việc xin phép và đáp ứng các thủ tục trong xây dựng gặp nhiều trở ngại, trong khi trường đã có sẵn quỹ đất, đã vay và huy động tiền thông qua phát hành trái phiếu nhưng việc xin phép xây dựng diễn ra quá lâu, nhiều khó khăn.

Cơ sở 3 của trường triển khai đến nay hơn 24 năm, mất khoảng 20 năm hoàn tất thủ tục và mới chỉ xây dựng được 50% kế hoạch.

Những vi phạm này đã được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ ra trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong hoạt động tự chủ ngày 28-2.

Chia sẻ Facebook