Bố mẹ mua nhà cho, con cái hậm hực vì không được đứng tên
Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ mua nhà cho ngay từ khi còn đi học, công việc bấp bênh. Thế nhưng, thay vì vui vẻ đón nhận, nhiều người lại cảm thấy khó chịu. Tất cả cũng chỉ bởi vì không được đứng tên nhà trên giấy tờ. Với họ, khi chưa đứng tên thì đó vẫn là nhà của bố mẹ.
Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương con cái, luôn muốn dành cho con những gì tốt nhất. Mặc dù hiện nay, giới trẻ đã được đầu tư nhiều hơn, tiếp nhận nền giáo dục cao hơn nên cũng có nguồn thu nhập tốt hơn bố mẹ xưa kia, có thể tự mua được tài sản cho riêng mình. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể làm được điều đó khi ở độ tuổi đôi mươi. Do đó, nhiều bạn trẻ đã được bố mẹ đứng lên mua nhà để có nơi ở riêng.
Người trẻ tự mua nhà trước khi kết hôn gần như là không thể
Trên thực tế, giới trẻ ngày nay rất giỏi, tháo vát, nhanh nhẹn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa là có thể mua được nhà ngay khi vừa mới ra trường mà không cần dựa vào bất kỳ sự trợ giúp nào. Bởi lẽ, thu nhập tăng đồng nghĩa với giá nhà đất cũng tăng. Giá nhà đất hay chung cư trung bình ở Hà Nội cũng lên tới vài tỷ đồng. Vậy nếu chỉ mới ra trường đi làm một vài năm, có mấy ai tích lũy được số tiền lớn như vậy để mua nhà cho chính mình. Thậm chí, với mức lương thu nhập bình quân của dân văn phòng thì có người đi làm tới 10 năm cũng chẳng thể mua được nhà riêng cho mình.
Dương Quý (28 tuổi, Hà Nam) cho biết bản thân anh đã đi làm văn phòng được 6 năm nhưng vẫn chẳng thể mua được một căn nhà ở Hà Nội, kể cả là khu vực ngoại thành. Suốt 6 năm đi làm, anh vẫn ở nhà trọ thuê chung cùng với bạn bè, mỗi người vài triệu một tháng. Anh cho biết: “Thực sự nếu chỉ đi làm văn phòng, lương tháng 20 - 25 triệu/tháng như mình cũng rất khó để có thể mua nhà ở Hà Nội nếu như không đi vay ngân hàng hay có sự hỗ trợ từ bố mẹ. Đó là chưa kể hiện tại mình vẫn độc thân, chưa có vợ con. Nếu có thì không biết chi tiêu như thế nào” . Đó không chỉ là tình cảnh riêng của anh Quý mà còn là của rất nhiều bạn trẻ khác.
Thương con, bố mẹ đứng lên mua nhà, giúp con yên tâm làm việc
Nhiều gia đình có điều kiện, không muốn con khổ sở nên cũng không ngần ngại mua nhà cho con ở. Một số người cho rằng hành động này sẽ khiến các bạn trẻ thụt lùi, không biết phấn đấu, cố gắng để tự mua nhà cho chính mình. Thế nhưng, đôi khi, việc có nhà riêng, không phải đi thuê cũng giúp con trẻ tiết kiệm một số tiền kha khá. Hơn nữa, làm gì có bố mẹ nào có điều kiện lại muốn con mình phải chịu khổ sở, vất vả.
Bác Hùng (55 tuổi, kỹ sư điện về hưu) chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi chỉ có duy nhất một đứa con trai nên lúc nào cũng muốn con có cuộc sống đầy đủ nhất. Ngay từ khi con đỗ đại học, vợ chồng tôi đã tích góp mua được một căn nhà trên Hà Nội cho nó. Nhiều người nói là chiều con sinh hư nhưng đó hoàn toàn phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình. Nhờ có nhà mà con tôi yên tâm học, không phải lo lắng tìm nhà trọ. Ra trường đi làm rồi cũng vẫn cố gắng phấn đấu để hàng năm đưa bố mẹ đi du lịch. Mà ngoài nhà ra, vợ chồng tôi không cho thêm con cái gì. Con tôi tự đi làm, kiếm tiền mua xe, mua trang thiết bị phục vụ công việc”.
Quả thật, có nhà đã là một lợi thế rất lớn đối với người trẻ. Và nếu không có bố mẹ đứng ra giúp đỡ thì liệu có mấy ai có thể độc lập, tự chủ mua được cho mình một nơi ở tránh mưa, tránh nắng khi mà công việc còn bấp bênh, công việc lại chẳng có nhiều. Thế nên, việc bố mẹ mua nhà cho con là hoàn toàn bình thường.
Bố mẹ mua nhà cho con, sao bố mẹ còn đứng tên?
Mặc dù việc bố mẹ mua nhà cho con cái là bình thường, thế nhưng, mua nhà cho không đồng nghĩa hoàn toàn với việc để con đứng tên. Đó có thể hiểu đơn giản như là một món tài sản mà bố mẹ cho con dùng trước. Có thể, sau này nó sẽ thuộc về con hoặc là không, tùy thuộc vào quyết định của bố mẹ. Con cái hoàn toàn không có quyền hậm hực hay khó chịu bởi suy cho cùng, con vẫn đang có một căn nhà riêng mà không hề mất một đồng nào chi trả.
Một số bạn trẻ hiện nay được bố mẹ mua nhà cho để ở nhưng lại hậm hực, khó chịu khi biết rằng giấy tờ nhà không đứng tên mình. Họ cho rằng nếu vẫn đứng tên bố mẹ thì đó chẳng khác nào nhà đi thuê hay sống tạm như không thực sự thuộc về mình. Một số bạn trẻ còn cho rằng hành động của bố mẹ như vậy cũng đồng nghĩa với việc không tôn trọng và làm con tổn thương. Nhiều gia đình đã xảy ra xích mích chỉ vì những chuyện đơn giản như vậy.
Tuy nhiên, có thể có nhiều lý do dẫn đến việc bố mẹ đứng tên. Chẳng hạn như bố mẹ muốn con mình tu chí làm ăn, cố gắng phấn đấu trong công việc chứ không ỉ lại đã có phụ huynh lo hết. Hoặc chỉ đơn giản là để có được căn nhà đó, bố mẹ cũng phải đi vay ngân hàng. Và chắc chắn, để có thể đảm bảo được khoản vay, bố mẹ sẽ là người đứng ra.
Và dù bố mẹ cho đứng tên hay không đứng tên thì chúng ta cũng hoàn toàn không có quyền trách cứ bố mẹ bởi vì đó là tài sản, là tiền bạc của họ. Bố mẹ cho thì tốt, không cho cũng chẳng sao. Những người trẻ đều đã trưởng thành, đã đến lúc tích lũy làm ra tài sản của bản thân thay vì chỉ nhăm nhăm trông đợi vào những gì có sẵn.
Bạn nghĩ sao về quan điểm bố mẹ mua nhà cho con cái nhưng lại tự mình đứng tên? Cùng chia sẻ quan điểm dưới phần bình luận với YAN nhé!
Ngoài những tin tức về giải trí và đời sống được cập nhật liên tục, bạn có thể tham gia vào cộng đồng những người tò mò về lá số thông qua app Tử Vi Hàng Ngày. Ứng dụng này sẽ giúp bạn khám phá về tình yêu và sự nghiệp một cách đơn giản và nhanh nhất. Tải app tại đây .
Bố mẹ nào cũng thương con, luôn muốn dành cho con những điều tốt nhất. Nhưng không vì sự yêu thương của bố mẹ mà người trẻ chúng ta ỷ lại, coi rằng tất cả hành động của bố mẹ dành cho con cái là điều dĩ nhiên, điều bắt buộc phải làm. Chẳng hạn như nhà bố mẹ mua cho và không cho con đứng tên. Có thể ở thời điểm hiện tại, vì lo sợ con chưa đủ chín chắn hay có sẵn nhà ở sinh ra lười biếng nên bố mẹ đứng tên. Đó cũng là điều hoàn toàn bình thường, chúng ta không nên vì điều đó mà hậm hực, khó chịu. Bởi lẽ, có nhà bố mẹ mua cho chúng ta mới được ở một cách tự do, thoải mái, không mất tiền đi thuê.
Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !