Bố mẹ lo lắng khi phát hiện con bị dậy thì sớm
Trong vòng hơn 1 năm thấy con cao hơn các bạn cùng trang lứa hẳn gần cái đầu, cha mẹ của bé T. rất vui mừng nhưng bất ngờ thấy bộ phận sinh dục của con cũng 'lớn nhanh'.
Thấy con cao lớn chưa kịp mừng đã 'đứng hình' khi biết thủ phạm thực sự
Đưa con đi bệnh viện khám vì bộ phận sinh dục của con “lớn nhanh”, vợ chồng chị Hoài – Minh (ngụ tại TP.HCM) không thể tin rằng con trai mới 7 tuổi nhưng đã dậy thì sớm.
Chị Hoài cho biết khoảng hơn 1 năm nay con chị cao vọt lên, bé cao hơn các bạn gần cái đầu. Thấy con cao lớn bà mẹ này mừng vì tương lai thoát “gen lùn” của gia đình. Tuy nhiên, gần đây tắm cho con chị Hoài bất ngờ vì tinh hoàn của con phát triển, lông mu cũng xuất hiện.
Vợ chồng chị cho con đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ cho làm các xét nghiệm và chiếu chụp. Kết quả chẩn đoán bé bị dậy thì sớm.
Nghe tới dậy thì sớm, cả hai vợ chồng chị Hoài “đứng hình” không hiểu vì sao. Thực tế, con cũng không quá béo phì, không 'nghiện' ăn uống các thực phẩm ngọt.
Thạc sĩ, bác sĩ Trương Thị Phương Uyên – Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, cho biết dậy thì sớm là tình trạng phát triển tuyến sinh dục thứ phát sớm hơn bình thường, ở trẻ gái dưới 8 tuổi, bé trai 9 tuổi.
Các đặc tính sinh dục thứ phát đó là ở bé gái có dấu hiệu phát triển tuyến vú, lông nách, lông mu, có kinh nguyệt. Bé trai có lông mu, lông nách, mụn trứng cá, vỡ giọng, tinh hoàn to.
Theo bác sĩ Uyên, với các dấu hiệu trên cha mẹ cần cho con đi kiểm tra ngay. Khi khám trẻ dậy thì sớm bác sĩ sẽ đánh giá tuổi xương, làm các xét nghiệm sinh dục, đánh gái sự phát triển chiều cao.
Nếu tuổi xương lớn hơn tuổi thật từ 1 tuổi trở lên, các đặc tính sinh dục phát triển nhanh trong 6 tháng và cao lớn nhanh tăng trên 6cm/năm.
Nếu dậy thì sớm trẻ không được khám và chẩn đoán kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
BS Phương Uyên đưa ra các cảnh báo:
Thứ nhất, trẻ dậy thì sớm làm cho đầu xương đóng sớm, trẻ sẽ thấp hơn khi trẻ ở giai đoạn dậy thì. Những trẻ dậy thì sớm sẽ lùn hơn bạn bè cùng trang lứa lúc trưởng thành.
Thứ hai, trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng về sức khỏe. Ở trẻ gái có kinh nguyệt sớm làm giảm lưu lượng máu lên não, giảm oxy máu não có thể dẫn tới bệnh cảnh tai biến mạch máu não và đột quỵ
Trẻ gái dậy thì sớm cũng liên quan tới các vấn đề ung thư vú, tăng huyết áp khi trẻ trưởng thành. Ở bé trai dậy thì sớm không được điều trị sớm thì nguy hiểm hơn vì trẻ trai dậy thì sớm do nguyên nhân thực thể như khối u, bệnh lý nào đó khiến trẻ tiếp xúc nhiều với hooc môn sinh dục trong máu, không được điều trị sớm có thể dẫn tới hậu quả nặng nề.
Thứ ba, hậu quả về tâm lý, trẻ dậy thì sớm có phát triển về ngực, có kinh sớm khiến trẻ ngại ngùng, tự ti. Trẻ gái có kinh nguyệt có khả năng sinh sản có thể tăng nguy cơ lạm dụng tình dục, mang thai sớm, mắc bệnh tình dục không mong muốn.
Việc điều trị trẻ dậy thì sớm, BS Uyên cho biết. trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm sẽ được đánh giá các yếu tố khác nhau và có chỉ định điều trị. Trẻ dậy thì sớm trung ương dưới 6 tuổi có thể tiêm thuốc kìm hãm tuổi dậy thì, tiêm 1 tháng 1 lần, hoặc 3 tháng. Trẻ được theo dõi trong 6 tháng và ngưng điều trị khi trẻ 11 tuổi.
Khi tiêm, tác dụng phụ trẻ có thể gặp là đau chỗ tiêm. Khi tiêm trẻ cũng có thể có triệu chứng như tiền mãn kinh - đau đầu, bực bội, khó chịu, tăng huyết áp thoáng qua. Khi ngưng thuốc, trẻ không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Ngưng thuốc 9 đến 12 tháng trẻ dậy thì bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng tác dụng phụ của thuốc.
Việc phòng ngừa dậy thì sớm, BS Uyên cho rằng, cha mẹ cần hạn hế các nguy cơ khiến trẻ phát triển nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy các thực phẩm có chất tăng trưởng, nội tạng động vật làm cho trẻ có nguy cơ béo phì. Béo phì là thủ phạm gây dậy thì sớm.
Thực phẩm không trực tiếp gây dậy thì sớm nhưng nó làm tình trạng béo phì ở trẻ tăng lên. Vì vậy, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn sẵn, đồ hộp, thực phẩm chứa hooc môn tăng trưởng, tránh cho trẻ có lối sống lười vận động giúp trẻ không bị dậy thì sớm.
Tin Cùng Chuyên Mục
Bong gân càng xoa bóp bệnh càng nặng
icon 0
Theo thói quen, nhiều người thường dùng rượu để xoa bóp vùng bong gân nhưng đây là cách điều trị làm bệnh nặng hơn, có thể thành bong gân mãn tính.
Nam giới 'kiêng cữ' lâu ngày dẫn đến điều gì?
icon 0
Có nhiều người nghĩ rằng kiêng “xuất binh” lâu ngày sẽ giúp chất lượng tinh trùng tốt hơn. Thực hư về điều này được chuyên gia giải thích rõ ràng dưới đây.
Những lợi ích không ngờ của việc nhai
icon 0
Thông thường, người ta chỉ nghĩ đến việc đốt cháy calo thông qua việc vận động tay chân, nhưng không ngờ động tác nhai lại tiêu thụ nhiều calo đến vậy.
Gắp chiếc kim băng phong thuỷ trong dạ dày bé 6 tháng tuổi
icon 0
Các bác sĩ BV Nhi đồng thành phố, TP.HCM vừa gắp kịp thời kim băng phong thủy 'ăn ngon ngủ ngon' suýt đâm thủng dạ dày bé gái 6 tháng tuổi.
Con gái 14 tuổi mới dậy thì có dùng cốc nguyệt san được không?
icon 0
Gần đây con xin phép mẹ cho con dùng tampon (cốc nguyệt san) vì con nghĩ sẽ thoải mái, sạch sẽ hơn rất nhiều. Mình chỉ e ngại con còn nhỏ, nếu dùng tampon sớm thì có bị ảnh hưởng đến màng trinh hay không?
Dấu hiệu đàn ông bắt đầu già: Trên cơ thể có 2 vị trí to ra, 2 vị trí teo đi
icon 0
Sau khi nam giới bước qua tuổi 45 chất lượng tổng thể sẽ từ từ suy giảm, và lão hóa sẽ tiếp tục đến gần với dấu hiệu trên cơ thể như sau.
Cả ngày ăn lòng lợn, đêm rơi cảnh 'phạm phòng'
icon 0
Sau một ngày liên hoan và ăn lòng lợn, uống rượu, nửa đêm về nhà người đàn ông quan hệ tình dục với vợ vào thời điểm chính Tý dẫn tới 'thượng mã phong'
Cháu bé bị bắt cóc tại Bệnh viện Chương Mỹ hiện ra sao?
icon 0
Giám đốc Bệnh viện Chương Mỹ Đỗ Viết Tuyến cho biết cháu bé bị bắt cóc sau khi được bà nội kịp thời phát hiện sức khoẻ vẫn ổn định.
Sắp đến mùa tựu trường, trẻ 5 đến dưới 12 tuổi có cần phải tiêm vắc xin phòng Covid-19?
icon 0
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo, để bước vào năm học mới một cách an toàn cần phải tiêm đủ hai mũi vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
XEM THÊM BÀI VIẾT