Bộ Giáo Dục triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến, tỷ lệ sử dụng 93% - ICTNews
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, việc triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT)” là một minh chứng cho hoạt động chuyển đổi số của ngành giáo dục và đào tạo.
Lần đầu Bộ Giáo dục cho đăng ký thi THPT trực tuyến, tỷ lệ sử dụng đạt trên 93%
Trong báo cáo chuyên đề mới nhất về tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã thông tin về kinh nghiệm triển khai thành công của Bộ GD&ĐT với dịch vụ công trực tuyến mức 4 “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT”.
“Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng” là các dịch vụ thuộc nhóm 25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” ( Đề án 06 ) được phê duyệt ngày 6/1.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm tổ chức cung cấp cho các thí sinh 2 dịch vụ công trực tuyến mức 4 là dịch vụ “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT” trong tháng 5/2022; và “Đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non” vào tháng 7/2022.
Trong tháng 5 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã quyết liệt triển khai dịch vụ “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT” dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức 4 cho học sinh lớp 12 năm học 2021-2022 trên toàn quốc và đã đạt được kết quả rất cao.
Trong 10 ngày mở cho học sinh đăng ký trên Hệ thống quản lý thi tại địa chỉ thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn, từ ngày 4/5/2022 đến thời điểm kết thúc đăng ký là 17h ngày 13/5/2022, hệ thống ghi nhận 934.186 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến thành công, chiếm 93,32% tổng số thi sinh đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Đây là lần đầu tiên học sinh lớp 12 tự khai báo, đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông bằng hình thức trực tuyến dưới dạng 1 dịch vụ công trực tuyến mức 4, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Với rất nhiều thí sinh, việc lần đầu tiên sử dụng 1 dịch vụ công trực tuyến thành công là tiền đề quan trọng để các thí sinh tham gia các dịch vụ công trực tuyến sau này.
Bộ TT&TT cũng đánh giá, việc triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến mức 4 “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT” đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia đăng ký dự thi có thể thực hiện 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối Internet, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu việc sử dụng hồ sơ giấy, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trước đó, trong thông tin về kết quả đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2022 , Bộ GD&ĐT cũng đã cho biết Bộ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc triển khai hình thức đăng ký dự thi trực tuyến. Cụ thể như, yêu cầu các trường phổ thông cấp tài khoản và mật khẩu truy cập hệ thống quản lý thi cho các thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021 – 2022 ngay từ cuối tháng 4 để các em có thể thử đăng ký trên hệ thống trước khi đăng ký chính thức.
Đơn vị cung cấp dịch vụ được yêu cầu bố trí tổng đài hỗ trợ với 34 bàn trực theo yêu cầu hỗ trợ 24/7 để hướng dẫn thí sinh và số lượng hỗ trợ viên được tập huấn nghiệp vụ tăng 50% so với năm trước; yêu cầu chủ động giám sát số lượng truy cập và chuẩn bị phương án, chuẩn bị thiết bị dự phòng để bổ sung kịp thời khi hệ thống có nguy cơ xảy ra tắc nghẽn.
Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các Sở GD&ĐT, các trường phổ thông phân công người hỗ trợ thí sinh trong quá trình thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo hình thức trực tuyến, cả khi thử đăng ký và đăng ký chính thức.
Kết quả triển khai cung cấp dịch vụ “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT” dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức 4 của Bộ GD&ĐT là bài học kinh nghiệm tốt cho các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến thời gian tới.
Trong báo cáo mới thực hiện, cùng với việc đề nghị các Bộ, tỉnh thực hiện ngay một số giải pháp, Bộ TT&TT cũng lưu ý: “Để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân chỉ sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi được tiếp cận dịch vụ dễ dàng, khi có kỹ năng, thiết bị, có động lực sử dụng” .
Vân Anh
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Ứng dụng công nghệ mang tính cách mạng trong ngành chăm sóc sức khỏe thế giới
icon 0
Nhờ có những ứng dụng tiến bộ trong công nghệ y khoa mà sức khỏe của con người ngày càng được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng nhằm hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh.
Lý do Ethereum 2.0 có thể đạt 12.000 USD icon 0
Ở bản cập nhật 2.0, Ethereum chuyển sang thuật toán bằng chứng cổ phần, thân thiện hơn với môi trường. Chuyên gia dự đoán giá ETH có thể chạm mốc 12.000 USD trong năm 2022.
Một người tuyên bố biết rõ mọi trò bẩn trong ngành tiền số
icon 0
Người dùng ẩn danh cho biết mình đang nắm giữ 137 GB dữ liệu tin nhắn từ Telegram của những KOL trong ngành tiền số. Tuy nhiên, ứng dụng nhắn tin cho rằng đây là trò lừa đảo.
Giải pháp Make in Vietnam giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình hoạt động
icon 0
Là một phần của nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể 1Office, giải pháp mới 1Office BPA cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ để tự động hóa quy trình hoạt động, giải phóng sức người, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cô gái một mình băng rừng đầy thú dữ để gặp bạn trai quen qua Facebook
icon 0
Để đi gặp bạn trai, cô gái một mình băng qua khu rừng ngập mặn Sundarbans đầy thú dữ, trong đó có cả sự hiện diện của những con hổ Bengal và cá sấu nước mặn cỡ lớn...
XEM THÊM BÀI VIẾT