Bloomberg: Trung Quốc muốn nhập khẩu lại than của Úc
có được, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang xem xét nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu than của Úc trong thời gian tới. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có phản hồi trực tiếp.
Theo thông tin mà
Bloomberg
Theo các nguồn tin, sự cân nhắc của Trung Quốc chủ yếu dựa trên mối lo ngại về việc leo thang các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ gây thêm căng thẳng trong việc nhập khẩu than từ nước này, có thể dẫn đến thay đổi nguồn cung của các nhà cung cấp than lớn như Indonesia. Thậm chí, nguồn tin còn chỉ ra rằng kiến nghị chính sách liên quan sẽ nhanh chóng được đệ trình lên tầng lãnh đạo cấp cao có quyền quyết định.
Vào tháng 4/2020, Thủ tướng Úc lúc bấy giờ là ông Scott Morrison đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra độc lập truy tìm nguồn gốc virus corona mới tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc – nơi đầu tiên bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Cùng với xung đột địa chính trị, quan hệ Úc – Trung đã xấu đi thấy rõ. ĐCSTQ đã tung ra hành động trả đũa Úc trên diện rộng, cấm nhập khẩu các mặt hàng chính của Úc như thịt bò, lúa mạch, tôm hùm, rượu vang, v.v. Than và quặng sắt của Úc, những thứ mà Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều, cũng không thoát khỏi tai họa.
Thị trường từng có thông tin, vào tháng 10/2020, các doanh nghiệp nhà nước và nhà máy thép của Trung Quốc đã nhận được lệnh của chính quyền liên quan đến việc ngừng nhập khẩu than nhiệt và than luyện cốc của Úc. Kết quả là tỷ trọng nhập khẩu than Úc của Trung Quốc đã giảm mạnh từ 49% của năm 2020 xuống còn 3% vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là từ tháng 9/2021, từ các thị trấn kinh tế ven biển Quảng Đông, Chiết Giang, Giang Tô, Sơn Đông, đến 3 tỉnh Đông Bắc đều xảy ra tình trạng “cắt điện” trên diện rộng do thiếu than, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà còn gây ra phản ứng dữ dội trong dư luận trên khắp Trung Quốc. Trong tháng này, Trung Quốc đang trải qua thời tiết nhiệt độ cao và mùa hè, và có báo cáo về tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi, điều này không khỏi khiến người dân Đại Lục phàn nàn.
TQ: Nắng nóng kéo dài 32 ngày, nhiều nơi nhiệt độ trên 44℃
Theo những người quen thuộc với vấn đề này, các nước phương Tây sẽ áp dụng lệnh cấm đối với than của Nga, khiến các nước trước đây phụ thuộc vào than của Nga rất nóng lòng tìm được nguồn thay thế. Hiện tại, có tin đồn rằng chính quyền Bắc Kinh đang xem xét nới lỏng các hạn chế đối với than của Úc, và họ không hy vọng sẽ tái diễn việc “phải hạn chế điện” xảy ra ở nhiều nơi như năm ngoái.
Mặc dù thông tin trên chưa được phía Trung Quốc phản hồi, nhưng một số nguồn tin tiết lộ rằng một số công ty đang chuẩn bị cho việc khôi phục nhập khẩu than của Úc.
Theo trang mạng “Nguồn tài nguyên than Trung Quốc” đưa tin, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã chủ động nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 ở Bali, Indonesia vào tuần trước. Ông Vương Nghị bày tỏ hy vọng cải thiện mối quan hệ Úc – Trung. Cuộc hội kiến giữa ông Vương Nghị với ngoại trưởng thuộc Chính phủ mới của Úc là cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Úc trong 3 năm qua. Hai người gặp nhau vào ngày 8/7 theo giờ địa phương, nhưng đến cuối ngày 9/7, Tân Hoa xã đã không công bố nội dung cuộc hội đàm.
Trung Quốc yêu cầu để cải thiện quan hệ, Thủ tướng Úc từ chối phản hồi
Về việc dỡ bỏ lệnh cấm than của Úc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cũng công khai nhắc lại rằng hy vọng phía Úc sẽ nắm bắt bước chuyển ngoặt xuất hiện trong mối quan hệ giữa hai nước và có những hành động cụ thể để cải thiện quan hệ Úc – Trung.
Đáp lại, cư dân mạng liên tiếp để lại bình luận:
“Putin xâm lược Ukraine, cộng đồng quốc tế cấm Nga xuất khẩu than, và giá than đã lập kỷ lục. Vì không có than luyện cốc giá rẻ và chất lượng cao của Úc, các công ty thép Trung Quốc đã trở thành nạn nhân chính của Lệnh cấm của Bắc Kinh.”
“Không có than của Úc sẽ thiếu điện trên diện rộng, không có quặng sắt của Úc thì lấy gì để làm thép chất lượng cao?”
“Để trừng phạt Úc, ĐCSTQ đã cấm nhập khẩu than của Úc và xé bỏ hợp đồng, giá hợp đồng ban đầu là hơn 100 USD/ tấn, nay tái ký hợp đồng nên hơn 400 USD/ tấn. ĐCSTQ đang lấy đá đập vào chân mình!”…
Lê Tử Hy, Vision Times
Ngành bất động sản Trung Quốc đối mặt với làn sóng vỡ nợ Thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục ảm đạm, toàn bộ ngành bất động sản ở Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng vỡ nợ.