Bloomberg: Trung Quốc có thể đã đưa ra gói giải cứu bất động sản lớn chưa từng có

Chia sẻ Facebook
13/11/2022 16:23:01

Biện pháp cứu thị trường bất động sản mới nhất toàn diện hơn, bao gồm 16 biện pháp, từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản tại doanh nghiệp bất động sản cho đến nới điều kiện thanh toán cho người mua nhà.

Trung Quốc đã công bố gói giải cứu quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm cứu thị trường bất động sản hiện vẫn đang trong trạng thái suy giảm nghiêm trọng trong bối cảnh thanh khoản bị thắt chặt, theo những nguồn tin có hiểu biết về vụ việc mà Bloomberg có được.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và Ủy ban Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) vào ngày thứ Sáu đã chính thức ra thông cáo chung đến các tổ chức tài chính nhằm yêu cầu lên kế hoạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định của lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, thông tin này chưa được công bố công khai.

Không giống các lần giải cứu trước đây trong quá khứ, biện pháp cứu thị trường bất động sản mới nhất toàn diện hơn, nó bao gồm 16 biện pháp, từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản mà các doanh nghiệp bất động sản đang đương đầu cho đến việc nới điều kiện thanh toán cho người mua nhà.

Theo kế hoạch giải cứu này, các khoản nợ ngân hàng của các doanh nghiệp trong vòng 6 tháng tới có thể được gia hạn đến 1 năm, cùng lúc đó, việc trả lại các khoản tiền trái phiếu cũng có thể được kéo dài hoặc thực hiện điều chỉnh điều khoản thông qua đàm phán.

Động thái mới nhất từ các nhà chức trách Trung Quốc có thể coi như dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát và trừng phạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, một trong những yếu tố quan trọng nhất kéo lùi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc hiện cũng đưa ra thêm nhiều biện pháp nhằm tính toán đến phản ứng của họ trước đại dịch COVID-19 trong ngày thứ Sáu. Các quan chức đồng thời phác thảo ra chính sách nhắm đến gảim ảnh hưởng kinh tế và xã hội từ chính sách không COVID-19.

Tính chung, việc thay đổi định hướng chính sách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình áp dụng sẽ hạ nhiệt đi hai yếu tố gây căng thẳng kinh tế Trung Quốc cho đến hiện tại đồng thời sẽ giúp cho thị trường chứng khoán hồi phục trở lại. Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hồng Kông đã tăng 17% trong vòng 2 tuần qua.

Rõ ràng, bối cảnh của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc hiện trái ngược hoàn toàn với tình cảnh u ám từng kéo các chỉ số chứng khoán giảm điểm sâu vào thời điểm cuối tháng 10/2022. Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông đã lấy lại phần nào số điểm đã mất, chỉ số đã tăng trưởng tốt nhất thế giới từ trạng thái giảm điểm sâu nhất thế giới vào trước đó.

Trong thời gian gần đây, giới chức Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn khủng hoảng trên thị trường bất động sản bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc hạ lãi suất, hối thúc các ngân hàng trung ương cấp các khoản tín dụng trị giá ước tính khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 140 tỷ USD trong những tháng cuối cùng của năm, đồng thời cung cấp các khoản vay đặc biệt thông qua các ngân hàng chính sách nhằm đảm bảo các dự án bất động sản được triển khai.

Trung Quốc đồng thời mở rộng kênh hỗ trợ tài chính lớn chưa từng có được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tư nhân trong đó có các doanh nghiệp bất động sản, động thái sẽ giúp các doanh nghiệp bất động sản bán thêm được trái phiều và làm dịu tình hình thanh khoản.

Một trong những thách thức chính sách quan trọng nhất chính là việc nới lỏng dần dần điều kiện tín dụng các ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản.

Trung Quốc bắt đầu hạn chế tín dụng bất động sản từ năm 2021, giới chức Trung Quốc muốn hạn chế bong bóng trong ngành bất động sản cũng như kiềm chế tình trạng vay nợ quá mức tại nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn nhất. Những ngân hàng không đáp ứng được các yếu tố hạn chế hiện tại sẽ có thêm thời gian để thực hiện nó.

Không chỉ vậy, các nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng đàm phán với chủ mua nhà để gia hạn thanh toán thế chấp, đồng thời nhấn mạnh rằng các điểm tín dụng của người mua sẽ được đảm bảo. Điều này sẽ lảm giảm rủi ro bất ổn cho những người mua nhà đã tham gia vào các đợt tẩy chay thanh toán tiền nhà theo tiến độ từ tháng 7/2022 đến nay.

Thị trường nhà mới quy mô 2,4 nghìn tỷ USD tại Trung Quốc hiện vẫn đang trong trạng thái mong manh, tình trạng vỡ nợ trên thị trường bất động sản leo thang. Tháng 9/2022, giá nhà hiện đang được sử dụng giảm sâu nhất trong gần 8 năm. Tại các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu liên quan đến bất động sản đã vọt lên mức khoảng 30%, theo tính toán của Citigroup.

Chia sẻ Facebook