Bình Thuận 30 năm tái lập: du lịch vươn xa – vùng đất tiềm năng của nhà đầu tư
Năm 2022, Bình Thuận kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh và nhìn lại hành trình dài tận dụng những thế mạnh của một tỉnh thuộc duyên hải cực Nam Trung Bộ.
Với khí hậu nhiều nắng gió và đa dạng tài nguyên thiên nhiên rừng, núi, biển, đảo, Bình Thuận đã nỗ lực khai thác tiềm năng và lợi thế để đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực đời sống - kinh tế - xã hội những năm qua.
Bình Thuận – Trung tâm Du lịch - Thể thao biển mang tầm quốc gia
Từ khi được tái lập vào năm 1992, Bình Thuận đã từng bước rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Những bước phát triển trong thời gian qua, nổi bật là các nhân tố mới như du lịch, khai thác dầu khí ngoài khơi, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao... đã và đang từng bước đưa tỉnh trở thành một cực phát triển mới của khu vực duyên hải Nam Trung bộ.
Phát biểu tại buổi tọa đàm "Bình Thuận: Tiềm năng, thành tựu và triển vọng phát triển", ông Phan Văn Đăng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết tăng trưởng kinh tế tỉnh luôn cao hơn so với mức bình quân của cả nước. Đặc biệt, ngành du lịch phát triển nhanh, du lịch Bình Thuận nói chung và Khu du lịch Quốc gia Mũi Né ngày càng nâng cao về chất lượng, giữ vững thương hiệu và uy tín; từng bước trở thành địa bàn trọng điểm về du lịch của cả nước và là Trung tâm Du lịch - Thể thao biển mang tầm quốc gia.
Đường băng đã mở cho du lịch cất cánh
Là một tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận sở hữu 192 km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan thơ mộng, môi trường trong lành, các di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc…
Cùng với sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà, ngành du lịch khởi sắc và đạt được những thành quả quan trọng, dần khẳng định vị trí trụ cột trong nền kinh tế của tỉnh. Tính chung từ đầu năm 2022 đến nay, du lịch Bình Thuận đã đón khoảng 3.457.500 lượt khách, tăng gần 100% so cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động du lịch chuyển biến tích cực đã đem về doanh thu lớn cho ngành. Riêng trong tháng 8.2022 là gần 1.950 tỉ đồng, lũy kế 8 tháng qua, ước đạt 8.313,9 tỉ đồng.
Đặc biệt, việc Chính phủ chính thức quy hoạch Mũi Né là Khu du lịch quốc gia chính là một mốc phát triển mới về tổng thể. Du lịch cũng tác động đến kinh tế - xã hội và người dân Bình Thuận. Đây là thành tựu rất lớn vì du lịch đã góp phần làm cho đời sống người dân không những phong phú hơn về văn hóa, tinh thần mà còn vững mạnh về kinh tế.
Trong chuyến công tác dự Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận, sáng 31/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đánh giá Bình Thuận sở hữu nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh lớn nhờ các loại hình giao thông thuận lợi, sở hữu điều kiện phát triển kinh tế biển và du lịch. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Bình Thuận phải đi lên từ những tiềm năng, lợi thế này, nhất là đi lên từ: biển xanh, cát trắng, nắng vàng".
Trở thành điểm đến đầy tiềm năng cho nhà đầu tư
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, đến tháng 7/2022, toàn tỉnh có 382 dự án đầu tư du lịch (trong đó có 188 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh) với tổng vốn đăng ký 70.000 tỷ đồng, tổng diện ích đất 6.300 ha. Toàn tỉnh hiện có có 600 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 17.500 phòng; ngoài ra toàn tỉnh còn có 550 căn hộ và 315 biệt thự cho thuê, đảm bảo phục vụ đa dạng các dòng du khách vào cùng một thời điểm.
Du lịch phát triển giúp giải quyết nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho lao động ở địa phương, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động các vùng ven biển. Toàn tỉnh hiện có khoảng 25.000 lao động ngành du lịch, trong đó có khoảng 70% lao động đã đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch.
Chị Hà Thị Thanh Tuyền, nhân viên vận hành trò chơi - Công viên giải trí Circus Land thuộc đô thị du lịch NovaWorld Phan Thiet, kể lại, từ một kế toán, chị đã bị cuốn hút với không gian sôi động, vui nhộn mang phong cách những khu hội chợ náo nhiệt của Mỹ tại đây. "Tôi luôn muốn tìm cơ hội năng động để phát triển bản thân, và cơ hội đã đến khi du lịch phát triển. Giờ tôi được làm trong một tập đoàn lớn với thu nhập ổn định, và rất tự hào khi góp sức phát triển khu đô thị biển Novaworld Phan Thiet nói riêng và ngành du lịch Bình Thuận nói chung".
Với nguồn vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD, NovaWorld Phan Thiet sở hữu hệ tiện ích du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí đẳng cấp quốc tế từ công viên biển Miami Bikini Beach 16ha, tổ hợp công viên giải trí NovaDreams Adventure World 25ha, cụm sân golf PGA độc quyền 36 hố, trung tâm biểu diễn Arena 10.000 chỗ ngồi, cụm thể thao Sport Complex quy mô cho những giải đấu quốc tế, hơn 20 khách sạn và resort thương hiệu danh tiếng, trung tâm mua sắm, các tuyến phố thương mại mặt biển sầm uất, cho đến hệ thống bệnh viện, trung tâm hồi sức cấp cứu, hệ thống phòng khám và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng chuẩn quốc tế…
Có thể thấy, Siêu thành phố biển NovaWorld Phan Thiet đang thay da đổi thịt từng ngày, hàng loạt phân kỳ, tiện ích đẳng cấp và dịch vụ 5 sao… đã lần lượt trình làng, thổi một "làn gió mới" cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nơi đây, góp phần vào sự phát triển trong những năm qua và đặc biệt là tương lai lâu dài phía trước của Bình Thuận - mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và chỉ chờ để thăng hoa.