Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ lại đánh nhau tay đôi thô sơ tại biên giới
Hôm 12/12, phía Ấn Độ tuyên bố rằng quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra xung đột ở khu vực biên giới tại huyện Tawang bang Arunachal Pradesh vào ngày 9/12, binh lính của cả hai bên đều bị thương. Đến nay, phía nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ thông tin liên quan.
Ngày 13/12, ông cựu Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu của phía Trung Quốc là ông Hồ Tích Tiến tiết lộ rằng phía Ấn Độ có 6 người bị thương, nhưng phía Ấn Độ cho rằng có nhiều binh sĩ Trung Quốc bị thương hơn, đến nay chưa rõ trong xung đột này có nổ súng không. Trước đó vài xung đột giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đều không nổ súng.
Theo Reuters , quân đội Ấn Độ tuyên bố rằng sau vụ việc hai bên đã ngay lập tức rút khỏi khu vực, đồng thời chỉ huy của hai phía tại khu vực liên quan lập tức tổ chức họp gặp để thảo luận.
Hiện người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters , người phát ngôn Bộ Quốc phòng cũng từ chối bình luận về thương vong của binh lính Ấn Độ hay Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
Nhiều phương tiện truyền thông Ấn Độ đã đưa tin về vụ việc. India Today dẫn các nguồn tin cho biết vào ngày 9/12, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ trên Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở biên giới Trung-Ấn tại khu vực Yangste thuộc huyện Tawang, hai bên đều có binh sĩ bị thương nhẹ. Các nguồn tin cho biết hơn 300 binh sĩ Trung Quốc đã cố gắng lên tới đỉnh cao 17.000 foot nhưng không thành công, khu vực này đầy tuyết bao phủ.
Truyền thông Ấn Độ dẫn các nguồn tin cho biết, xung đột có sự tham gia của khoảng 300 quân nhân Trung Quốc và phía Trung Quốc là bên bị thương nặng nề hơn nhiều. Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ biết về vụ việc đã xác nhận vụ việc xảy ra, nhưng không tiết lộ chi tiết cụ thể. Quan chức này nói rằng số người bị thương của quân đội Trung Quốc cao hơn nhiều so với phía Ấn Độ. Theo một nguồn tin khác, một số ít binh sĩ Ấn Độ bị gãy tay chân trong cuộc giao tranh và hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Guwahati.
Quốc hội Ấn Độ hy vọng rằng Chính phủ nên có hành động nghiêm khắc về việc này, và phải từ bỏ thái độ dao động, phải nghiêm khắc giải thích với Trung Quốc rằng hành động của họ sẽ không được dung thứ.
Vũ khí trong xung đột biên giới Trung-Ấn: chùy
Thực tế, lần xung đột giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới Trung-Ấn này không phải là lần đầu tiên, lý do chủ yếu là vì biên giới chưa được xác định nên thường xuyên xảy ra các cuộc đối đầu giữa quân đội hai nước khi tuần tra khu vực.
Một vụ việc tương tự đã xảy ra vào tháng 10/2021, khi đó một số binh sĩ Trung Quốc trong đội tuần tra lớn đã bị quân đội Ấn Độ giam giữ trong vài giờ, họ đã có đụng độ quy mô nhỏ khu gần Yangtse.
Trước đó ngày 15/6/2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ cũng giao tranh tay đôi tại Thung lũng Galwan của Ladakh – vùng giáp với cao nguyên Tây Tạng do Trung Quốc kiểm soát, vụ việc này đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi phía Trung Quốc không công bố tình hình thương vong.
Ngày 17/6/2020 theo truyền thông Ấn Độ cho hay, nguồn gốc của cuộc xung đột lần này là do chỉ huy của phía Ấn Độ, Đại tá Santosh Babu, vào ngày 13/6 đã ra lệnh phá dỡ và đốt cháy các lều do binh lính Trung Quốc dựng lên. Được biết trong cuộc đàm phán cấp chỉ huy quân sự Trung Quốc-Ấn Độ vào ngày 6/6, hai bên đã quyết định dỡ bỏ các lều nhưng Trung Quốc đã không có bất kỳ hành động nào. Đến ngày 15/6 khi binh lính Ấn Độ tuần tra tại một địa điểm tranh chấp giữa hai bên, binh lính Trung Quốc đã ném đá và té nước về phía lính Ấn Độ. Nguồn tin dẫn lời một quan chức cấp cao của Ấn Độ xác nhận rằng các binh sĩ Trung Quốc mặc trang phục và đội mũ bảo hộ, thậm chí còn mang theo “gậy chùy”.
Vì sao xung đột không dám nổ súng?
Theo “Thỏa thuận duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc theo đường kiểm soát thực tế ở khu vực biên giới Trung-Ấn” ký ngày 7/9/1993, điều đầu tiên đề cập rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn nên được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị, hai nước sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Năm 1996, hai bên đã ký “Thỏa thuận về các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự dọc theo Đường kiểm soát thực tế ở khu vực biên giới Trung-Ấn ”, theo đó yêu cầu kiềm chế sử dụng các loại vũ khí như súng, pháo và chất nổ trên lãnh thổ biên giới tranh chấp để tránh xung đột leo thang.
Vương Quân, Vision Times
Người Hoa tại Anh hô vang trước Đại sứ quán Trung Quốc: "Chúng tôi muốn tự do"
Học viên Pháp Luân Công, người Hồng Kông, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, các nhà dân chủ đã tập trung biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc ở London.