Bình đẳng giới tại doanh nghiệp: Nói không thôi là chưa đủ

Chia sẻ Facebook
09/12/2022 23:46:56

Nhiều doanh nghiệp ngày càng chú ý đến việc xây dựng bình đẳng giới tại nơi làm việc như một cách thúc đẩy tăng trưởng và hướng tới phát triển bền vững.


Trong một nghiên cứu cách đây chưa lâu, Ngân hàng Thế giới (WB - World Bank) chỉ ra, sự ngang bằng về giới tại nơi làm việc có thể làm tăng thêm tới 12.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Xét riêng từng lĩnh vực như năng lượng, công ty nào có tình trạng bình đẳng giới tốt hơn sẽ đạt lợi nhuận cao hơn 47% cũng như thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, cởi mở trong doanh nghiệp.


Bình đẳng giới không chỉ là lời nói suông!

Bà Nguyễn Lan Anh, chuyên gia phân tích ESG, Wardhaven Capital Limited từng nhận định "Ngoài những giá trị giúp xây dựng một xã hội bình đẳng hơn, chúng tôi tin rằng bình đẳng giới trong doanh nghiệp mang một giá trị bồi đắp, đóng góp cho hiệu suất hoạt động cũng như sự tăng trưởng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp".

Bình đẳng giới trong doanh nghiệp đóng góp cho hiệu suất hoạt động của công ty tăng trưởng nhanh hơn.

Thực tế, vai trò nữ giới ngày càng trở nên quan trọng trong các công ty. Nếu năm 2015, chỉ có 15,1% nữ giới giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong doanh nghiệp thì đến năm 2021, con số này đã tăng lên 17,6%. So với các nước đã phát triển như Singapore, con số này không quá chênh lệch.

Tại một số công ty, ngoài tạo điều kiện để nữ nhân viên có cơ hội đóng góp thêm cho doanh nghiệp, bình đẳng giới còn được hiểu là gia tăng các chương trình đào tạo và công bằng trong tuyển dụng, tạo cơ hội nghề nghiệp bình đẳng, ngăn chặn phân biệt đối xử và quấy rối, giúp phụ nữ phát triển và cống hiến, trao quyền, xây dựng chính sách chăm sóc đời sống cá nhân cho các lao động nữ...

Nhiều doanh nghiệp như tập đoàn ofi Việt Nam (thuộc Tập đoàn Olam International) đã nỗ lực và cam kết trong việc thực hiện "bình đẳng giới tại nơi làm việc", theo chị Thủy Vương – Giám đốc Ngân quỹ cấp cao: "Điểm khác biệt lớn nhất tại ofi là môi trường làm việc khá chuyên nghiệp và văn hóa ứng xử thu phục lòng người". ofi tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy được năng lực tối đa của mình và được hưởng mức thu nhập xứng đáng với mức cống hiến cho doanh nghiệp. Văn hóa ứng xử giữa cấp lãnh đạo với lãnh đạo, lãnh đạo với nhân viên là văn hóa đề cao sự công bằng và bình đẳng ở nơi làm việc, bình đẳng ở các cấp bậc, ở mọi giới tính, bình đẳng về đào tạo, cơ hội thăng tiến. Đây cũng là sự cam kết từ ban lãnh đạo.

Cũng chính với sự nỗ lực này, ofi đã đạt giải cao nhất của hạng mục "Lãnh đạo cam kết thúc đẩy bình đẳng giới" trong giải thưởng "Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" (WEPs Awards) do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức.


Hành động thực tiễn của ofi

olam food ingredients Việt Nam (ofi Việt Nam) thuộc tập đoàn Olam International - nhà cung ứng nguyên liệu và sản phẩm bền vững, tự nhiên cũng đã xây dựng môi trường làm việc truyền cảm hứng và bình đẳng cho nhân viên nữ; tổ chức các khóa đào tạo khác nhau và triển khai những chương trình phát triển cá nhân như: Chương trình Kết nối Nữ nhân viên ofi Toàn cầu (Globally Reaching ofi Women), Chương trình Phát triển Nữ lãnh đạo ofi toàn cầu (Globally Lifting ofi Women).

ofi cũng đặt trọng tâm đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực dựa trên 3 chiến lược: thúc đẩy các chương trình gắn kết người lao động, thúc đẩy xây dựng văn hóa làm việc đa dạng, hội nhập và các chương trình trọng dụng, phát triển nhân tài.

Những nỗ lực của ofi đã được vinh danh với giải Nhất cho hạng mục "Lãnh đạo cam kết thúc đẩy bình đẳng giới" của Giải thưởng "Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" (UN WEPs) 2022 do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam trao tặng.

ofi đã đạt giải Nhất hạng mục "Lãnh đạo cam kết thúc đẩy bình đẳng giới" trong lễ trao giải thưởng UN Women WEPs Awards 2022.

Trước đó, tại giải thưởng WEPs Awards năm 2021, ofi cũng đã đạt giải nhì cho hạng mục "Bình đẳng giới tại nơi làm việc". Ngoài ra, ofi Việt Nam cũng từng giành chiến thắng trong nhiều giải thưởng như Giải thưởng "Nhà tuyển dụng Tốt nhất Kincentric" 3 năm liên tiếp (từ năm 2019 đến năm 2021), Giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất tại Châu Á" của tạp chí HR Asia trong 5 năm liền (từ năm 2018 đến năm 2022).

Ông Amit Verma, Tổng Giám đốc Điều hành, ofi Việt Nam chia sẻ về chiến lược phát triển sắp tới "ofi Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư vào con người, củng cố và hoàn thiện các chính sách, trao quyền cho nhân viên, và lan tỏa văn hóa hòa nhập". Đây là cách thức để ofi Việt Nam đạt được những mục tiêu và cam kết cũng như xây dựng ofi trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam.

Sau hơn 25 năm hiện diện tại Việt Nam, thành tựu này là kết quả của định hướng phát triển về sản xuất nhưng vẫn không quên chú trọng đến phát triển con người của ofi.

Chia sẻ Facebook