Biến thể mới nhất Omicron: Những điều cần quan tâm và lời khuyên cho viễn cảnh sắp tới

Chia sẻ Facebook
21/03/2022 20:16:27

Biến thể mới nhất của Covid-19 là Omicron đang gây hoang mang cho người dân thế giới. Vậy đối với loại biến thể mới này thì chúng ta cần biết những gì và nên làm gì cho viễn cảnh sắp tới?

Loại biến thể mới này được phát hiện ở Nam Phi, nó không chỉ gây hoảng loạn cho người dân miền Nam Châu Phi mà còn cho toàn thế giới. Theo đó nhiều quốc gia đã áp dụng trở lại việc đeo khẩu trang bắt buộc, đồng thời yêu cầu kiểm tra PCR khi nhập cảnh.

Trước đây biến thể Delta chính là mối lo ngại hàng đầu của các nhà khoa học, nhưng hiện nay biến thể Omicron đã chiếm giữ vai trò đó. Vậy rốt cuộc loại biến thể này như thế nào?

Theo Giáo sư Devi Sridhar – chủ tịch y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, Hiện tại các nhà khoa học đang thu thập và phân tích 3 loại dữ liệu trước khi họ có thể công bố Omicron sẽ gây ra thảm họa gì trong vòng 6 đến 12 tháng tới.


Thứ nhất là khả năng lây nhiễm của Omicron. Liệu rằng nó có thể vượt qua Delta không? Đầu năm nay một biến thể đáng lo ngại là Beta đã xuất hiện, nhưng rất may nó đã biến mất do lợi thế chọn lọc trong Delta cho phép nó truyền nhanh hơn trong cộng đồng. Những dữ liệu hạn chế thu thập được từ Nam Phi cho thấy Omicron rất dễ lây nhiễm, nhưng rốt cuộc nó có trở thành chủng chủ yếu hay không thì vẫn còn phải xem xét trên thực tế.


Điều thứ hai mà các nhà khoa học xem xét là dữ liệu về tác động của biến thể này đối với sức khỏe con người, bao gồm số ca nhập viện và tử vong. Có hai kịch bản được đưa ra về chủng biến thể mới này, một cái là lạc quan tức là Omicron có thể chỉ gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn, giống như cảm lạnh thông thường. Cái còn lại là nó gây ra cùng mức độ bệnh mà chúng ta đã thấy với Alpha, Beta và Delta.


Thứ ba là dữ liệu đáng quan tâm nhất, chính là Omicron có khả năng vượt qua hệ miễn dịch do vaccine mang lại hay không. Tức là vaccine hiện tại sẽ kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm. Và điều đáng sợ nhất chính là nó có thể gây ra bệnh tình nặng hơn dẫn đến tử vong. Dựa vào kết quả phân tích virus học về trình tự sắp xếp bộ gen của biến thể Omicron, các nhà khoa học đã thấy rõ viễn cảnh này.

Trước khi biến thể này được tổ chức y tế thế giới – WHO đặt tên là Omicron thì nó được các nhà khoa học gọi là biến thể B.1.1.529, họ cho rằng đây là dòng virus tiến hóa nhất và có thể thoát khỏi các loại vaccine hiện có với số lượng cực kỳ cao.

Theo nhận định sơ bộ của các nhà nghiên cứu khoa học, protein đột biến của virus biến thể mới mang 32 gen đột biến. Protein đột biến là chìa khóa để virus có thể xâm nhập vào tế bào con người. 10 đột biến đã được tìm thấy trong vùng liên kết thụ thể, phần mà virus tiếp xúc đầu tiên với tế bào người. Chủng đột biến Delta hiện đang càn quét thế giới chỉ có 2 đột biến, vậy thì mức độ nguy hiểm của loại biến thể này là không thể xem thường.


Tiến sĩ Tom Peacock – nhà virus học tại Đại học Imperial đã mô tả sự kết hợp đột biến của biến thể này là “thực sự khủng khiếp”. Ông nói thêm rằng nó có thể “nguy hiểm nhất so với tất cả những biến thể trước đó” , bao gồm cả chủng Delta hiện đang chiếm ưu thế.

Các nhà khoa học cho rằng đây là dòng virus tiến hóa nhất và có thể thoát khỏi các loại vaccine hiện có. (Ảnh minh họa qua Reuters)


Cụ thể ông cho biết: “Virus có thể sẽ lây lan sang châu Á, nghĩa là điều này có thể giúp virus lây lan trên diện rộng hơn. Ngoài ra, chiều dài nhánh cực kỳ dài và số lượng đột biến cực kỳ cao cho thấy điều này có thể thực sự đáng lo ngại (dự đoán thoát khỏi hầu hết các kháng thể đơn dòng đã biết).”

Lời khuyên cho viễn cảnh dịch bệnh sắp tới

Hiện nay rất nhiều người coi vaccine là tấm chắn bảo vệ vạn năng, cho rằng sau khi tiêm phòng thì bản thân đã an toàn với dịch bệnh, từ đó không chú ý đến các biện pháp bảo vệ hoặc bỏ qua việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Nhưng thực tế là hệ miễn dịch của bạn khởi tác dụng còn then chốt hơn cả vaccine.


Anthony Phan – bác sĩ người Mỹ gốc Việt thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết: “Tôi thật sự tin rằng, Đấng tạo hóa đã ban cho chúng ta một hệ miễn dịch còn thông minh hơn tất cả mọi thứ trên đời, bởi vì đó là thứ mà Ngài đã sáng tạo ra nhân loại, vì vậy nếu chúng ta làm tăng hệ miễn dịch của mình, hiểu được hệ miễn dịch của con người thì chúng ta có thể đánh bại mọi loại bệnh”.

Vậy làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch của bản thân? Những thói quen nguy hiểm như: thức khuya và ăn uống không điều độ đều xuất phát từ tâm trạng hoặc cảm xúc căng thẳng, những điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. Do đó nếu muốn cải thiện vấn đề này thì điều cơ bản nhất là bạn phải xoa dịu tâm trạng của mình. Con người hiện đại sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều, các tin tức hỗn loạn trên mạng khiến cho bạn càng xem càng khó bình tĩnh, những trò giải trí mang tính kích thích khác như tiệc tùng, nhạc rock, nghiện rượu … đều sẽ kích thích loại tình cảm không tốt của con người.

Đấng tạo hóa đã ban cho chúng ta một hệ miễn dịch còn thông minh hơn tất cả mọi thứ trên đời. (Ảnh minh họa qua Facebook)

Vậy nên trong thời gian này nếu không ngại hãy dành chút thời gian để đọc một vài cuốn sách, nghe những bản nhạc cổ điển, đi dạo ngoài thiên nhiên, việc gần gũi với tự nhiên và những lĩnh vực truyền thống sẽ giúp bạn dễ dàng lắng dịu lại. Thường xuyên tập thể dục, chạy bộ hoặc học một môn khí công thiền định cũng là một cách rất tốt để xoa dịu cảm xúc và giảm thiểu căng thẳng, tăng sức đề kháng.

Cách một người nhìn nhận vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch. Tại sao dưới cùng một áp lực một số người hoàn toàn không bị ảnh hưởng, còn một số người thì gấp đến huyết áp tăng lên tức ngực, thậm chí lo âu, điều này có liên quan trực tiếp đến tâm thái nhìn nhận vấn đề.

Trong cuốn ‘Power vs Force’, nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ David Hawkins đã nói về tần số năng lượng của cơ thể. Theo đó, những tâm thái tiêu cực như đau khổ, oán hận, tuyệt vọng, thù ghét có tần số năng lượng thấp, sẽ phá hủy hệ miễn dịch, từ đó khiến người ta mắc bệnh. Và ngược lại, sự bình hòa, lương thiện, từ bi có tần số cao, khiến mọi người tăng sức đề kháng, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, người chăm làm việc thiện hay niệm kinh sách trong các tín ngưỡng thường giảm được nhiều nguy cơ bệnh tật hơn. Điều này khá tương đồng với quan điểm dưỡng sinh trong Đông y cho rằng: Bệnh do 7 phần tinh thần 3 phần thân thể.

Theo Trung y, những nhân tố bên ngoài gây bệnh cho cơ thể được gọi là tà khí, và phần chống lại tà khí thì được gọi là chính khí. Nếu một người có chính khí rất mạnh thì bệnh tà không thể xâm nhập. Vậy nên bệnh tà có thể xâm nhập vào người hay không, có liên quan mật thiết đến việc chính khí của người đó mạnh hay yếu.

Người có chính khí mạnh được hiểu là người có tâm chính trực, luôn suy nghĩ thiện lương, sống có đạo đức, tuân theo thiên lý… Ngược lại tà khí ở đây ngụ ý chỉ các loại dịch bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả các loại vi khuẩn, virus… Do đó nâng cao cảnh giới tâm tính cũng chính là cách để tăng cường chính khí chống lại bệnh tà.

Đồng thời còn phải có một chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều thức ăn tự nhiên, nguyên chất, chú ý nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng để hệ miễn dịch được duy trì ở trạng thái khỏe mạnh và ổn định, như thế mới có thể chống lại virus bất cứ lúc nào. Trong một thế giới hỗn loạn, nếu bạn có một cách sống lành mạnh, bạn sẽ thấy sức khỏe nhân đôi.


Tử Vi (t/h)

Chia sẻ Facebook