Bị tố không viêm ruột thừa nhưng vẫn yêu cầu bệnh nhân nộp tiền mổ: Bệnh viện 16A Hà Đông nói gì?

Chia sẻ Facebook
30/05/2022 23:13:17

Bệnh nhân sinh năm 1992 phản ánh bị đau bụng, đi khám bác sĩ nghi bị đau ruột thừa, chỉ định làm một loạt xét nghiệm. Kết quả không thể hiện bị viêm ruột thừa  nhưng nhân viên y tế lại yêu cầu bệnh nhân nộp tiền để mổ. 

Bị tố ép bệnh nhân mổ dù không đau ruột thừa, Bệnh viện 16A Hà Đông nói gì?

Tối 29/5, MXH xôn xao chia sẻ của một tài khoản Vương Đức Xuân về việc suýt bị mổ ruột thừa dù…không bị tại Bệnh viện 16A Hà Đông.

Xác nhận với phóng viên Infonet, báo VietNamNet vào sáng 30/5, anh Vương Đức Xuân (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết câu chuyện anh nêu ra là sự thật. Hiện tại sức khoẻ của anh hoàn toàn bình thường.

Sáng nay giám đốc BV cũng gọi điện mời anh đến làm việc. Tuy nhiên, người đàn ông này từ chối quay lại bệnh viện.

“Phía bệnh viện cảm thấy cần thì đến gia đình gặp. Bản thân tôi cũng không muốn làm to chuyện nhưng tôi chia sẻ câu chuyện của bản thân để mọi người không bị như mình”, anh Vương Xuân Đức thông tin.

Trước đó, trên một diễn đàn người đàn ông này cho biết, ngày 28/5, anh bị đau bụng, tình trạng kéo dài đến hết đêm. Sáng 29/5, người nhà đưa anh Xuân đến viện 16A Hà Đông khám.

“Đến khúc này mình và người nhà rất lo lắng. Sau đó, bác sĩ yêu cầu mình làm 1 đống xét nghiệm (siêu âm - điện tim - xét nghiệm máu – x. quang - chụp cắt lớp CT).

Sau khi mình đi làm hết những xét nghiệm kia thì lúc đó bác sỹ Đặng Việt Dũng (Bệnh viện 16A Hà Đông) đang trong phòng mổ. Các y tá chỉ mình lên làm thủ tục để mổ. Mình và người nhà nhìn trong kết quả các xét nghiệm với siêu âm không có thấy là khẳng định mình bị viêm ruột thừa.

Thế nhưng các y bác sỹ bệnh viện 16A Hà Đông cố ý nói lái sang và yêu cầu mình đóng 18 triệu tiền mổ - lúc này mình và người nhà thấy rất mâu thuẫn vì bác sỹ chỉ định không ở đấy mà các ý tá lại chỉ định mình mổ là sao?.

Trong khi kết quả siêu âm không  hề thấy hình ảnh viêm ruột thừa, kết quả chụp cắt lớp CT cũng không hề thấy mà chỉ là nghi”, anh Đức Xuân viết.

Kết quả siêu âm của anh Xuân không thể hiện bị viêm ruột thừa

Thấy vậy anh Xuân liền chụp kết quả và gửi về một số bác sỹ quen. Họ tư vấn quay về chỗ họ kiểm tra lại nếu đúng thì quay lại bệnh viện 16A Hà Đông mổ.

“Thế nên mình xin phép bệnh viện 16A Hà Đông đầu giờ chiều quay lại lúc này bụng mình đã không còn thấy đau nữa …

Xong trên đường mình về phòng khám kia để kiểm tra thì bác sỹ Đặng Việt Dũng có gọi để hỏi mình làm xong các xét nghiệm chưa mình có nói là để trên tầng 3 và mình về lấy bảo hiểm thì bác sỹ lại bảo là của mình bệnh nặng rồi cần phải mổ sớm. Mình có nói xin phép để đầu giờ chiều …

Mình về đến phòng khám của người quen có khám lại thì mấy bác sỹ ở đấy đều khẳng định mình không bị viêm ruột thừa (ruột thừa của mình bình thường ) ổ bụng mình có dịch do ăn uống ngộ độc dẫn đến viêm ruột chứ không phải viêm ruột thừa”, anh Đức Xuân kể lại.

Trước phản ánh của anh Xuân, sáng 30/5, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, PGS. TS Trần Minh Đạo giám đốc BV 16A Hà Đông cho biết đã gọi điện cho bệnh nhân này.

“Việc phản ánh của anh Xuân có cái đúng nhưng phải xin lưu ý, bệnh viện của chúng tôi là bệnh viện tư thì đó là ý kiến của thầy thuốc còn nguyện vọng của bệnh nhân làm thì làm (tức là muốn xét nghiệm, muốn chụp thì làm). Ngay cả giá cả mổ của bệnh viên tư cũng là do Tổng giám đốc, Chủ đầu tư tính giá. Thành ra nếu thấy phù hợp thì mổ, không phù hợp thì thôi. Nhưng đem thông tin ấy lên mạng là chưa chính xác”, Giám đốc BV 16A Hà Đông nói.

Trả lời câu hỏi có hay không việc trên các xét nghiệm không thể hiện bị viêm ruột thừa nhưng bệnh viện lại chỉ định làm bộ mổ (các xét nghiệm), y tá hướng dẫn đóng tiền để mổ, Giám đốc Bệnh viện 16A cho biết:  “Chưa ai chỉ định mổ cả. Vẫn mới chỉ làm hồ sơ để theo dõi để chẩn đoán.

Vì là ruột thừa như Giáo sư Tôn Thất Bách khi còn sống anh đã dạy chúng tôi chẩn đoán không phải viêm ruột thừa mới là khó, còn chẩn đoán viêm ruột thừa thì anh Y6  (SV y năm thứ 6- PV) đã chẩn đoán được rồi. Nhưng nhiều trường hợp cực khó để phân biệt được. Thành ra chúng tôi cho vào để theo dõi, chứ chưa ai chỉ định mổ cả”.

Vị giám đốc này cũng cho rằng dù chỉ là vào viện để theo dõi nhưng tất cả các xét nghiệm (như chuẩn bị mổ) là “bắt buộc” bệnh nhân phải làm.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Ăn cỗ có lá du mại, người đàn ông bị ngộ độc, suy đa tạng

icon 0

Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã cấp cứu một số trường hợp ngộ độc lá cây du mại (hay còn gọi là cây lộc mại). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng do tan máu, kèm theo suy đa tạng.

Vợ nhất định bắt chồng tắt điện khi gần gũi, nỗi ám ảnh của nhiều chị emicon0Mỗi lần gần gũi chồng, chị K. không đồng ý cho bật đèn hay bất cứ ánh sáng gì còn le lói. Chồng nói gì cũng không thể thay đổi

Hoại tử chân chỉ vì tin thầy lang đắp thuốc chữa bỏng

icon 0

Với một vết bỏng diện tích nhỏ vùng bàn chân 2 bên, do tin lời thầy lang mà giờ đây anh V.B. 33 tuổi trú tại Chí Linh – Hải Dương phải nhập viện điều trị do nhiễm trùng bàn chân 2 bên.

Bác sĩ phối hợp cứu sống mẹ con sản phụ ung thư cổ tử cung

icon 0

Ngày 27/5, các y bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TW và Bệnh viện K cùng phối hợp phẫu thuật lấy thai và cắt tử cung triệt căn cho sản phụ bị ung thư cổ tử cung.

20 tuổi mắt đã như người già, bác sĩ cảnh báo thói quen gây hại nhiều người mắcicon0Đục thủy tinh thể ở người trẻ có xu hướng gia tăng, từng gặp trường hợp mới 20 tuổi đã bị đục thuỷ tinh thể buộc phải thay.

Chạy 1000 km ủng hộ quỹ cho các cặp vợ chồng mang gen ẩn

icon 0

Sau 3 tuần giải chạy Online gây quỹ Vì một niềm tin về hạnh phúc, số quãng đường mà anh Bùi Văn Liêm (Hà Nội) chạy được là 1027,97 km đã đóng góp cho quỹ.

Bé gái 6 tuổi đau mắt phải đi cấp cứu vì loại lá nhiều người thường dùng

icon 0

Đau mắt kèm theo phù nề, người nhà đã dùng lá trầu không để rửa mắt cho bé nhưng tình trạng sưng nề ngày càng nặng hơn buộc phải vào viện cấp cứu.

Nam sinh chỉ chờ bố mẹ ra khỏi nhà để làm việc này mỗi ngày, các chàng trai có dấu hiệu cần chặn ngay

icon 0

Thấy con học hành sa sút, người lúc nào cũng mệt mỏi, chán ăn thiếu sức sống. Bố mẹ cho đi kiểm tra không ra bệnh và chỉ khi đi khám nam khoa mới tá hoả ra thủ phạm.

Giọng nói thay đổi cảnh báo bệnh gì?

icon 0

Khàn giọng không phải là một bệnh nặng nhưng nó gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt khàn tiếng kéo dài còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý dây thanh quản.

Rùng mình với sự cố y khoa: Sót kim, kìm, kéo, gạc...icon0Tại Hội thảo về Hội thảo “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?” tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia đã cùng nhau mổ sẻ về vấn đề sự cố y khoa.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook