Bị sốt xuất huyết có phải kiêng tắm không?

Chia sẻ Facebook
02/07/2022 10:01:25

Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Lưu ý cần nhớ với người bệnh sốt xuất huyết khi tắm

Người sốt xuất huyết nên tắm bằng nước ấm vì nếu dùng nước lạnh để tắm gội sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong.


Gia tăng ca mắc
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, đến ngày 30/6, thành phố đã ghi nhận 10 ca tử vong do sốt xuất huyết. Từ đầu 2022 đến nay, TP.HCM cũng đã ghi nhận 1.111 ổ dịch.


BS CKI. Lê Thị Thúy Hằng - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, lưu ý bệnh nhân sốt xuất huyết:

Thứ nhất, thường xuyên đo nhiệt độ để phòng khi sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt. Khi sốt, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, dễ mất nước, đối với trẻ em cần bổ sung 1,5 lít nước trong ngày, với người lớn thì khoảng 2 lít, có thể uống nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh) hoặc nước cháo loãng với muối. Nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt. Mặc quần áo thoáng mát và mỏng, tốt nhất là được may từ vải cotton. Nếu sốt trên 38.5 uống hạ sốt theo chỉ định của Bác sĩ cách nhau 4 đến 6 tiếng 1 lần.


Thứ hai, không uống nước ngọt màu đỏ sẽ gây nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu dạ dày nếu bị nôn. Nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát. Đồng thời tránh những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng.

Thứ ba, người bệnh đặc biệt chú ý đến việc tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ, kể cả khi ngừng sốt vẫn phải tái khám. Trong trường hợp người bệnh có hiện tượng vật vã, lừ đừ, li bì hoặc buồn nôn, đau bụng dữ dội, xuất huyết, tay chân lạnh, khó thở, tiểu ít thì cần đi khám càng sớm càng tốt.


Sốt xuất huyết có cần kiêng tắm không?

Nhiều bệnh nhân trong suốt thời kỳ mắc bệnh không dám tắm. BS Hằng cho biết khi bị sốt xuất huyết người bệnh nên tắm bình thường.


Tuy nhiên, lưu ý thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, mặc dù sốt có thể sẽ giảm nhưng có tình trạng xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau do hạ tiểu cầu nhiều nên cần tránh kỳ cọ mạnh sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ.

Nên tắm bằng nước ấm vì dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong.


Theo BS Hằng bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng đa dạng và có thể chuyển biến nhanh dẫn tới biến chứng vô cùng nghiêm trọng nhưng chưa có vắc xin dự phòng và không có thuốc đặc trị. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.

Nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, cần lưu ý tái khám thường xuyên, không được chủ quan mà phải nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu như:
• Mệt mỏi, khó chịu dù giảm sốt hoặc hết sốt
• Nôn ói nhiều
• Đau bụng nhiều
• Tay chân lạnh, ẩm
• Mệt lả, bứt rứt
• Xuất huyết mũi, miệng hoặc bất kỳ chỗ nào…


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Đi du lịch, ham vui của lạ, thanh niên sống trong hoảng loạnicon0Sau chuyến du lịch trở về lúc nào N. cũng lo lắng không biết mình có bị bệnh gì hay không, cậu sợ không dám nghĩ tới khoảnh khắc đó

Lạ lùng bệnh mùa đông bùng phát giữa mùa hèicon0Nhiều bệnh nhân tới khám vì chứng bệnh viêm da tiếp xúc, bong tróc vảy, ngứa da... đây là căn bệnh hay gặp ở mùa đông.

Cho tay vào máy xay sinh tố đang hoạt động, bé gái 4 tuổi bị đứt gần rời ngón 2 tay phải

icon 0

Mới đây, bệnh nhi là cháu N.T.A (2018, Hà Nội) đã được các bác sĩ khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 phẫu thuật trả lại bàn tay lành lặn cho bé.

Uống nước dừa thay nước lọc trong mùa nắng nóng có được không?

icon 0

Nước dừa không thay thế được nước lọc nhưng là một thay thế tuyệt vời cho các loại đồ uống khác như nước ngọt có ga. Tốt nhất nên sử dụng nước dừa tươi được lấy từ quả dừa (mỗi ngày 1 quả), không cần cho thêm đường hay sữa.

Cổ và ngực bé trai 6 tuổi biến dạng vẹo lệch, đối diện nhiều nguy cơ, không thể ngồi vào bàn học

icon 0

Được chẩn đoán vẹo cột sống bẩm sinh, được chỉ định theo dõi chặt sau mỗi 6 tháng nhưng 3 năm sau gia đình mới đưa bé đến viện khiến con đối diện nhiều nguy cơ...

Thủ phạm khiến chồng từ thế chủ động bỗng dưng 'lơ' chuyện ấy

icon 0

Vài năm trước chồng khoẻ như 'vâm' chỉ sau một thời gian 'chuyện ấy' trồi sụt đã khiến chị Nga nghi ngờ và quyết đưa chồng đến bệnh viện kiểm tra.

Căn bệnh khiến nhiều chị em đau bụng cả tháng, ngất đi trong ngày 'đèn đỏ'

icon 0

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lành tính nhưng lại dai dẳng trong đời sống của người phụ nữ khiến chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.

Tay chân lạnh dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

icon 0

Tay chân lạnh là một triệu chứng nguy hiểm không nên bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu mạch máu và dây thần kinh đang bị tổn thương trầm trọng.

Không ăn tiết canh vẫn mắc bệnh hiểm

icon 0

Làm nghề mổ lợn nhiều năm, hai ngày trước khi nhập viện bệnh nhân bị đứt tay sau đó sưng nóng và đau nhức dữ dội khớp khuỷu tay phải…

'Túm' tử cung giữ thai nhi 28 tuần trong bụng mẹ

icon 0

Các bác sĩ BV Sản Nhi Phú Thọ vừa cấp cứu cho thai phụ 28 tuần đã chuyển dạ bằng biện pháp khâu vòng cổ tử cung giữ thai thành công.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook