Bí quyết giáo dục gia đình Do Thái: “Mang theo thứ gì khi thoát hiểm trong đám cháy?”
50% giới thượng lưu giàu có ở Phố Wall là người Do Thái, bí ẩn trong cách giáo dục của gia đình họ là gì?
Một số người trong giới thượng lưu và người giàu nổi tiếng của Mỹ đều xuất thân từ các gia đình Do Thái, chẳng hạn như Larry Ellison, người sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ Oracle, là người Do Thái giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng 54,2 tỷ USD. Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg sinh ngày 14 tháng 5 năm 1984 tại một thị trấn nhỏ gần New York. Lớn lên theo quy tắc tôn giáo, anh được làm lễ trưởng thành của người Do Thái vào năm 13 tuổi.
Người Do Thái chiếm gần một nửa số doanh nhân giàu nhất thế giới, các công ty tài chính nổi tiếng như Goldman Sachs và Salomon Brothers đều do người Do Thái thành lập. 50% giới thượng lưu ở Phố Wall nước Mỹ là người Do Thái.
Tại sao người Do Thái có thể bồi dưỡng ra nhiều nhân tài như vậy? Hóa ra người dân tộc Do Thái đã có mô hình giáo dục cho trẻ em ngay từ nhỏ.
Sách luôn ngọt ngào
Trong một gia đình Do Thái, khi đứa trẻ có chút hiểu chuyện, người mẹ sẽ mở cuốn Kinh thánh ra, nhỏ một ít mật ong lên đó, rồi yêu cầu đứa trẻ hôn mật ong ở trên cuốn Kinh thánh. Ý nghĩa của nghi lễ này là sách rất ngọt ngào.
Trí tuệ sẽ luôn theo con
Giáo dục con cái trong gia đình của người Do Thái hầu như luôn trả lời một câu đố như vậy: “Nếu một ngày nhà con bị thiêu rụi và tài sản của con bị cướp, con sẽ lấy gì chạy trốn?” Nếu đứa trẻ trả lời là tiền hoặc tài sản, người mẹ sẽ hỏi tiếp: “Có một kho báu không có hình dạng, không có màu sắc và không có mùi vị. Con có biết nó là gì không?”
Trí tuệ là của cải lớn nhất mà cha mẹ Do Thái nuôi dưỡng khả năng tư duy của trẻ.
Nếu đứa trẻ không trả lời được, người mẹ sẽ nói: “
Con ơi, thứ con cần phải mang đi không phải là tiền bạc hay tài sản, mà là trí tuệ. Bởi vì trí tuệ không ai có thể lấy đi được. Chỉ cần con còn sống, trí tuệ sẽ luôn theo con.”
Cha mẹ cần phải khiêm tốn
Châm ngôn giáo dục nổi tiếng của người Do Thái là “ Hãy dạy cho trẻ con đường chúng phải theo, để khi về già chúng cũng không lìa khỏi đó” . Điều này chứa đựng ý nghĩa rằng cha mẹ phải quan sát con cái của họ một cách cẩn thận và tạo cơ hội cho mỗi đứa trẻ được sống cuộc sống của chính mình với sự sáng tạo.
Đó chính là giúp trẻ chọn đúng con đường, để việc học trở thành một quá trình ngọt ngào, thú vị và đầy bất ngờ, để trẻ “ làm tròn sứ mệnh của mình”. Cha mẹ cần khám phá bí ẩn, nhưng bí ẩn nằm ở đứa trẻ chứ không phải ở cha mẹ. Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là bảo con cái phải làm gì và nên như thế nào, mà là phải khiêm tốn trước trí tuệ của chúng.
Chú ý đến khả năng tư duy
Người Do Thái coi trọng tri thức hơn tài năng. Họ cho rằng việc học nhìn chung chỉ là một kiểu bắt chước mà không có bất kỳ sự đổi mới nào. Học tập nên lấy tư duy làm chủ đạo, mà tư duy được tạo thành từ những hoài nghi và câu hỏi. Học tập thì càng cần phải thường xuyên đặt ra mối nghi ngờ, bất cứ lúc nào cũng đặt câu hỏi. Nghi ngờ là cánh cửa của trí tuệ, càng biết nhiều thì nghi ngờ càng nhiều, câu hỏi cũng theo đó mà tăng lên, cho nên đặt câu hỏi khiến con người tiến bộ.
Do đó, các gia đình Do Thái đặc biệt chú trọng đến việc trao đổi ý kiến với con cái của mình. Đứa trẻ có thể nói chuyện và thảo luận các vấn đề với người lớn, và đôi khi người lớn sẽ “quấy rầy” trẻ em không ngừng, với mục đích hướng dẫn chúng chuyên tâm học tập và nghiên cứu.
Quan điểm của người Do Thái về tiền bạc
Ban đầu trẻ chưa thể hiểu được ý nghĩa và giá trị của đồng tiền, nhưng chúng đã nhận ra nhu cầu cá nhân của mình. Vì vậy, cha mẹ người Do Thái sẽ cố gắng giải thích cho con cái của họ khi con cái họ bắt đầu đòi hỏi những thứ gì đó từ cha mẹ, rằng những gì chúng muốn đều được mua bằng tiền, và kiếm tiền là công việc khó khăn.
Nếu cha mẹ không giải thích, đứa trẻ nhất định sẽ nghĩ rằng, muốn có cái gì chỉ cần đòi cha mẹ thì nhất định sẽ có được. Nếu cha mẹ đáp ứng những mong muốn của con cái, đứa trẻ sau này sẽ đòi hỏi nhiều hơn nữa.
Những thời điểm giáo dục về tiền bạc người Do Thái
3 tuổi: Cha mẹ bắt đầu dạy trẻ cách phân biệt tiền xu và tiền giấy.
4 tuổi: Đứa trẻ học các phép tính đơn giản.
5 tuổi: Cho đứa trẻ biết được tiền xu có thể mua được đồ, tiền đến từ đâu.
7 tuổi: Hiểu được giá cả, bồi dưỡng khái niệm “tiền có thể đổi vật”.
8 tuổi: Dạy trẻ đi kiếm việc làm để kiếm tiền và cất giữ tiền trong ngân hàng.
9 tuổi: Trẻ cần có khả năng lập kế hoạch chi tiêu trong 1 tuần và biết so sánh giá cả khi mua sắm.
10 tuổi: Biết được tiết kiệm mỗi tuần 1 ít tiền cho những khoản chi tiêu lớn.
12 tuổi: Nhìn ra được những điều giả của bao bì quảng cáo, thiết lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu trong 2 tuần, biết cách sử dụng chính xác các thuật ngữ ngân hàng.
Quản lý tài chính bằng cách “đọc Kinh Thánh”
Khi quan sát các gia đình người Do Thái nổi tiếng thế giới, lại không thiếu những gia đình giàu có 200 đến 300 năm, chủ yếu là nhờ vào quan niệm và sự giáo dục của người Do Thái về tiền bạc.
Người Do Thái có thái độ rõ ràng về tiền bạc. Gia đình Rockefeller, tượng trưng cho tinh thần của chủ nghĩa tư bản Mỹ, là ví dụ điển hình nhất về việc người Do Thái sử dụng những lời dạy của Talmud.
Thông qua việc nghiên cứu kinh điển Talmud, người Do Thái đã dạy con cái ngay từ nhỏ cách quản lý ví tiền của mình và cách nhìn nhận giá trị của cải, đây chính là “kháng thể” giúp chống lại dịch bệnh trong thời đại sung túc.
Ngoài việc cố gắng hết sức dạy con cái về tiền bạc và của cải, người Do Thái còn tận dụng triệt để những bản “khế ước”, sử dụng những quỹ tín thác để quản lý tài sản, chăm sóc người thân và họ hàng một cách đáng tin cậy.
Mua lòng tin
Lòng tin là “phép tính lớn” của người Do Thái, thông qua việc cụ thể hóa lòng tin, con cái càng giỏi càng thu được nhiều nguồn lợi. Ví dụ, nếu con cháu trong gia đình vào đại học, họ có thể nhận được một số tiền nhất định, nếu họ cưới vợ và sinh con, hoặc bắt đầu kinh doanh, họ có thể nhận được một số tiền nhất định.
Ngược lại, đứa con không đàng hoàng sẽ không lấy được tiền. Vì vậy khối tài sản khổng lồ của gia đình không dễ bị con cháu bất tài tiêu tán, mà có thể để lại cho những con cháu có triển vọng hơn sử dụng trong tương lai.
Tôn trọng sách, thậm chí cả những cuốn sách công kích bạn cũng không được đốt
Người ta nói rằng vào thời cổ đại, trong các nghĩa trang của người Do Thái thường có sách, họ tin rằng người chết sẽ ra ngoài đọc sách trong đêm khuya, tượng trưng cho sự kết thúc của cuộc đời, nhưng sự theo đuổi tri thức thì sẽ không ngừng. Người Do Thái không bao giờ đốt sách, thậm chí cả những cuốn sách tấn công người Do Thái.
Người Do Thái xưa khi thấy những quyển sách cũ nát không đọc được nữa thì sẽ đào một cái hố chôn sách một cách trang trọng, lúc này con cái của họ luôn tham gia vào việc đó. Cũng có một câu nói được truyền từ đời này sang đời khác trong các gia đình Do Thái, rằng tủ sách nên đặt ở đầu giường. Nếu đặt ở cuối giường sẽ bị coi là bất kính với sách và sẽ bị mọi người khinh rẻ.
Theo khảo sát của UNESCO, ở Israel nơi phần lớn dân số là người Do Thái, những người trên 14 tuổi trung bình đọc 1 quyển sách mỗi tháng, về tỷ lệ sở hữu sách và nhà xuất bản bình quân đầu người, Israel vượt qua bất kể quốc gia nào khác trên thế giới và trở thành quốc gia đứng đầu thế giới.
Tại sao lượng đọc sách của người Do Thái lại nhiều như vậy, trước hết, người Do Thái coi trọng sách và tri thức, hơn nữa, điều này được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Thứ hai, nó liên quan đến chính sách văn hóa của Israel và sự ủng hộ mạnh mẽ của nước này đối với các tổ chức đọc sách công cộng. Israel hiện có hơn 1.000 thư viện công cộng và thư viện đại học, trong đó có khoảng 400 thư viện học thuật và chuyên ngành. Đây là quốc gia có số lượng sách bình quân đầu người nhiều nhất thế giới, trung bình dưới 4.000 dân có một thư viện. Không chỉ thành phố mà mọi làng quê, thị trấn đều có thư viện, phòng đọc sách được bài trí trang nhã. Thư viện, nhà sách trở thành một trong những nơi công cộng nhộn nhịp và đông đúc.
95% sách trong hiệu sách là bằng tiếng Do Thái, và văn học nước ngoài cũng thường có bản dịch tiếng Do Thái. Người Israel tin rằng 4.000 năm kế thừa văn hóa Do Thái, cùng hơn 100 năm “Phong trào phục quốc Do Thái” và nửa thế kỷ hiện đại hóa đã mang đến nguồn cảm hứng và động lực vô tận cho sáng tạo văn học của Israel. Các nền văn hóa nhập cư từ hơn 70 quốc gia đã tô điểm thêm cho văn học người Israel.
Người Israel thích mua sách dựa trên bảng xếp hạng và các tờ báo địa phương công bố bảng xếp hạng sách mới nhất hàng tuần. Trong quá trình giao lưu với thế giới bên ngoài, người Israel khuyến khích việc dịch và giới thiệu văn học của quốc gia họ ra nước ngoài. Hội chợ sách quốc tế Jerusalem diễn ra 2 năm/lần và Tuần lễ sách tiếng Do Thái hàng năm không chỉ cung cấp một nền tảng rộng rãi cho các tác giả, mà còn mang đến cho độc giả cơ hội trải nghiệm niềm vui khi tìm và đọc sách. Trong những năm gần đây, nhiều hiệu sách với quy mô và phong cách khác nhau cũng bắt đầu sử dụng các nền tảng Internet để bán sách.
Lại là việc bảo đảm và thực hiện thời gian đọc sách. Ở Israel, tối thứ 6 đến thứ 7 hàng tuần sẽ nghỉ ngơi trong ngày Sabat, mọi người sẽ không được chạm vào những đồ có lửa hay điện, xe buýt ngừng hoạt động, hầu hết các cửa hàng, nhà hàng đều đóng cửa, chỉ có nhà sách là chào đón khách một cách ổn định. Do đó, người Israel đọc rất nhiều, ngoài việc quốc gia Do Thái coi trọng giáo dục, còn có nguyên nhân tôn giáo, rất nhiều người có thói quen đọc sách trong ngày Sabat.
Thư Hòa, Vision Times
Chuyện người Do Thái phục quốc - P1: Đánh bại liên quân 8 nước
Sau khi phải sống tha hương 2000 năm, người Do Thái trở về cố hương xây dựng đất nước, nhưng họ phải đối mặt với liên quân của 8 nước...