Bí mật để có được sự nghiệp thành công từ 2 ông trùm Peter Thiel và Elon Musk: Các doanh nhân siêu thành công khác cũng đồng ý

Chia sẻ Facebook
04/10/2022 07:13:51

Ngày nay, lĩnh vực công nghệ được xem là cái nôi sản sinh ra nhiều tỷ phú hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác. Hai trong số những tỷ phú nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này phải kể đến Elon Musk và Peter Thiel. Họ là những doanh nhân thành công trên thế giới, “nhạc trưởng” của các công ty trị giá hàng tỷ đô la.

Elon Musk là một ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời. Ông sinh ra ở Nam Phi, lớn lên ở Canada, hiện đang sinh sống và lập nghiệp ở Mỹ. Elon từng đi theo ngành kĩ sư nhưng sau đó chuyển hướng sang sáng tạo. Ông đã thành lập một số công ty công nghệ như Tesla Motors, SpaceX và Solar City. Các dự án kinh doanh đa dạng đã mang lại cho Elon tổng giá trị tài sản ròng là 12,4 tỷ USD.

Peter Thiel cũng là người thúc đẩy và thay đổi thế giới công nghệ. Ông đồng sáng lập công ty tài chính khổng lồ PayPal và là một trong những thành viên chính của nhóm đầu tư mạo hiểm, Founders Fund. Quỹ đã hỗ trợ nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và đạt được những thành công, chẳng hạn như Facebook, LinkedIn và Yelp. Peter Thiel có giá trị tài sản ròng là 2,7 tỷ USD.

Để đạt được những thành tựu đáng kể như vậy, phải kể đến cách xây dựng doanh nghiệp của hai ông. Bài viết này sẽ mô phỏng cách mà Elon Musk và Peter Thiel đã xây dựng các doanh nghiệp siêu thành công.


Tập trung tuyệt đối vào chất lượng sản phẩm

Trải nghiệm sản phẩm của bạn là cách tiếp thị tốt nhất mà bạn có thể làm cho sản phẩm. Đó là phương châm mà Elon Musk- người sáng lập công ty xe điện Tesla Motors đề ra.

Elon tin rằng chất lượng sản phẩm là một chiến lược tiếp thị tuyệt vời và Tesla Motors đã đưa ra chiến lược tiếp thị 0 USD cho sản phẩm của mình. Ông luôn tìm cách làm cho sản phẩm của công ty trở nên hấp dẫn với khách hàng bằng cách chú ý đến từng chi tiết và đảm bảo rằng sản phẩm mới được giới thiệu tới người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất.

Kể từ khi chính thức ra mắt công chúng và đi vào hoạt động vào năm 2010, Tesla Motors đã phải vật lộn để đáp ứng thị trường vì độ hot của những chiếc xe chất lượng cao của họ. Vì vậy, để đảm bảo doanh số bán hàng, đừng dành quá nhiều thời gian cho tiếp thị mà hãy đầu tư nhiều nhất có thể cho việc phát triển chất lượng sản phẩm.


Cố gắng lấy phản hồi của khách hàng cho sản phẩm

Khi Elon Musk yêu cầu phản hồi về Tesla Model S, ông luôn muốn nghe những điều không hài lòng từ các khách hàng. Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác tìm cách né tránh nhận được phản hồi về sản phẩm của họ, Elon thì lại tích cực tìm kiếm thông tin đó.

Điều này giúp ông có được những kiến thức mà chính ông không thể tự mình trải nghiệm về những điều cần cải thiện cho sản phẩm của mình. Như vậy, để xây dựng doanh nghiệp thành công, bạn cần cố gắng nhận được phản hồi về sản phẩm của mình thường xuyên nhất có thể. Hỏi cụ thể về những gì điều làm khách hàng không hài lòng. Nhờ đó, bạn sẽ dần dần tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn với thị trường mục tiêu của bạn.


Đừng quá ôm nhiều việc cùng một lúc

Bạn có thời gian và năng lượng hạn chế. Do đó, để công việc kinh doanh của bạn thành công, hãy chỉ tập trung vào một công ty và chăm sóc nó nhiều nhất có thể.

Elon Musk cho rằng bạn nên dành tất cả thời gian trong ngày, kể cả vào ngày cuối tuần cho công việc. Giành toàn bộ thời gian, tiền bạc và sự tập trung của bạn vào công việc kinh doanh hoặc một ý tưởng cho đến khi nó hoạt động. Đây là điều cần làm khi bạn đang xây dựng công ty của riêng mình. Thay vì phục vụ nhiều thị trường, hãy tìm cách chuyên môn hóa một thị trường.

Thứ hai, thay vì cố gắng cung cấp một sản phẩm và một dịch vụ, tại sao không tạm dừng sản phẩm để tập trung vào dịch vụ tạo thu nhập? Elon khuyến khích việc tập trung vào một công ty, một ý tưởng hoặc quy trình để đạt được thành công trong đó.

Tạo ra công nghệ hoặc sản phẩm tốt hơn gấp 10 lần so với thị trường

Theo Peter Thiel, mục tiêu của mọi doanh nhân là tạo ra sự độc quyền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Trong quá trình đó, họ nhắm đến việc chiếm được hơn 70% thị trường. Nếu ít hơn, điều đó cho thấy vấn đề trong tầm nhìn của họ.

Để đạt được con số đó, công nghệ, sản phẩm hoặc dịch vụ độc quyền của họ phải vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại. Ngay cả ở giai đoạn khởi nghiệp, sản phẩm của bạn phải vượt trội hơn so với sản phẩm thay thế ít nhất là 10 lần. Do đó, hãy duy trì tư duy trên và bạn sẽ tạo ra một công ty rất thành công.


Thành công nhờ hiệu ứng mạng

Hiệu ứng mạng giúp một công ty trở nên thành công nhờ sự thu hút với một lượng lớn người. Càng nhiều người sử dụng thì sức hấp dẫn của nó đối với thị trường càng cao. Ví dụ về các công ty phát triển mạnh nhờ hiệu ứng mạng bao gồm Facebook, PayPal và Amazon.

Mọi người đều sử dụng chúng nên việc một người mới tham gia là điều dễ hiểu. Điều này tạo nên sự thành công cho các công ty. Peter Thiel khuyên rằng đây chính là con đường nên đi nếu bạn đang ở giai đoạn khởi nghiệp. Bởi các công ty khởi nghiệp không thể có sức hấp dẫn bằng những tay chơi lớn đã thành công trên thị trường. Do đó, nếu bạn có một công ty khởi nghiệp, hãy tìm đến một thị trường nhỏ mà bạn có thể chiếm lĩnh nhanh chóng bằng hiệu ứng mạng. Sau đó, lần lượt mở rộng sự thống trị tại các thị trường nhỏ lẻ. Cuối cùng, doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển và trở nên cực kỳ thành công.


Cố gắng tạo ra tính kinh tế theo quy mô

Khái niệm kinh tế theo quy mô hiểu đơn giản là cách các công ty tăng sản lượng sản xuất và giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Theo đó, mọi khách hàng tiềm năng đều mang lại giá trị cho doanh nghiệp không phải vì họ mua hàng mà là giá trị mà họ thêm vào cho công ty khi tham gia thị trường.

Peter Thiel chỉ ra rằng một doanh nghiệp có thể trở nên thành công nhờ vào lợi thế quy mô đạt được trong sản xuất và cả tiếp thị truyền miệng. Do đó, hãy cố gắng tiếp cận nhiều khách hàng trong thị trường của bạn bằng cách sử dụng các chiến lược như giá thấp, chăm sóc trải nghiệm khách hàng và tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao. Sau đó, hãy duy trì chi phí sản xuất của bạn ở mức thấp thông qua các chiến lược như tự động hóa.

Chia sẻ Facebook